Câu 7: Biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Câu 7: Biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Nguyên lý tồn tại XH quyết định ý thức xã hội là một nguyên lý cơ bản, đánh dấu sự đối lập căn bản giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm về xã hội.
Khái niệm:
Tồn tại xã hội: là toàn bộ phương diện hoạt động vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Tồn tại xã hội gồm 3 yếu tố cơ bản:
- Phương thức sản xuất vật chất: là yếu tố cơ bản nhất và quyết định.
- Điều kiện tự nhiên
- Hoàn cảnh địa lý dân cư.
Ý thức xã hội: dùng để chỉ phương diện hoạt động tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định. Ý thức xã hội bao gồm: ý thức chính trị; ý thức pháp quyền ; ý thức tôn giáo; ý thức thẩm mỹ; ý thức đạo đức; ý thức khoa học.
Ý thức xã hội mang tính giai cấp.
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội.
+ Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội: đôi khi xã hội cũ đã mất đi, nhưng ý thức xã hội do xã hội đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng. Nguyên nhân:
Tồn tại xã hội do tác động mạnh của con người vào thực tiễn nên diễn ra với tốc độ nhanh, ý thức xã hội không phản ánh kịp và trở nên lạc hậu.
Sức mạnh của thói quen, tập quán, truyền thống…, tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội.
Những tư tưởng lạc hậu thường được các lực lượng phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ.
+ Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội: trong những điều kiện, tư tưởng tiến bộ có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội nhưng không thoát ly tồn tại xã hội, mà phản ánh chính xác, sâu sắc tồn tại xã hội.
Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của nó: những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của thời đại trước. Trong xã hội có giai cấp, tính kế thừa của ý thức xã hội gắn với tính giai cấp của nó.
Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng.
Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro