Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

câu 7

Áp suất hơi của dung dịch

Áp suất hơi của một chất lỏng là áp suất gây nên bởi những phân tử của nó trên mặt

thoáng của chất lỏng.

- Áp suất hơi bão hòa là áp suất tạo ra trên mặt thoáng khi quá trình bay hơi đạt tới

trạng thái cân bằng.

- Áp suất hơi tăng khi tăng nhiệt độ của chất lỏng.

- Ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi hay áp suất hơi bão hòa của dung dịch luôn luôn

nhỏ hơn áp suất của dung môi nguyên chất do trên mặt thoáng của dung dịch có các tiểu

phân chất tan án ngữ (hình 2)

Nhiệt độ sôi của dung dịch

Một chất lỏng sẽ sôi khi áp suất hơi bão hòa của nó bằng áp suất khí quyển. Ví dụ

nước sôi ở 100oC vì ở nhiệt độ này áp suất hơi của nó bằng áp suất 1 at. Trong khi đó để đạt

được áp suất 1 at, cần phải tăng nhiệt độ của dung dịch hơn 100oC.

Tóm lại: Một dung dịch sẽ sôi ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi của dung môi. Nồng

độ dung dịch càng lớn thì nhiệt độ sôi của nó càng cao. Hiệu nhiệt độ sôi của dung dịch và

dung môi được gọi là tăng đim sôi của dung dịch, kí hiệu ΔTS.

4.3. Nhiệt độ đông đặc của dung dịch

Một chất lỏng sẽ đông đặc ở nhiệt độ tại đó áp suất hơi bão hòa trên pha lỏng bằng áp

suất hơi bão hòa hòa trên pha rắn. Trên hình 2 đường biểu diễn biến đổi áp suất hơi bão hòa

trên pha rắn (đoạn OA) cắt đường áp suất hơi trên dung dịch ở điểm tương ứng với nhiệt độ

thấp hơn 0oC.

Tóm lại: Một dung dịch sẽ đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ đông đặc của dung

môi. Nồng độ dung dịch càng lớn thì nhiệt độ đông của nó càng thấp. Hiệu nhiệt độ đông của

dung môi và dung dịch được gọi là độ hđim đông của dung dịch, kí hiệu ΔTd.

Định luật Raun, 1886 (Raoult - Pháp)

Độ tăng điểm sôi hay độ hạ điểm đông của dung dịch tỉ lệ thuận với nồng độ molan

của dung dịch.

ΔTS = kS . Cm

ΔTd = kd . Cm

ks và kd tương ứng được gọi là hằng số nghiệm sôi và hằng số nghiệm đông của dung

môi. Nó là những đại lượng đặc trưng đối với một dung môi nhất định.

Dựa vào định luật Raun và bằng thực nghiệm xác định độ hạ điểm đông (phương pháp

nghiệm đông) hay độ tăng điểm sôi (phương pháp nghiệm sôi) của dung dịch, người ta có thể

tìm được phân tử gam của một chất tan nhất định

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #quy