Câu 6: Trình bầy mối quan hệ biện chứng cơ sơ hạ tầng kiến trúc thượng tầng.
Câu 6: Trình bầy mối quan hệ biện chứng cơ sơ hạ tầng kiến trúc thượng tầng.
- Khái niệm cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng (1,5đ)
K/n: Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.
Cấu trúc của cơ sở hạ tầng.
Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm:
Quan hệ sản xuất thống trị (quan hệ sản xuất đương thời);
Quan hệ sản xuất tàn dư (quan hệ sản xuất của xã hội cũ);
Quan hệ sản xuất mầm mống (quan hệ sản xuất của xã hội tương lai).
- Mối quan hệ giữa các mặt của CSHT.
Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế - xã hội.
Quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống cũng có vai trò nhất định tác động trở lại của đối với quan hệ sản xuất thống trị bằng cách thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển.
Kiến trúc thượng tầng
- K/N: Kiến trúc thượng tầng là một phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ hệ tư tưởng và các thiết chế tương ứng của một xã hội nhất định.
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, v.v. cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội, v.v. được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.
- Cấu trúc của kiến trúc Thượng tầng.
Hệ tư tưởng: bao gồm triết học, tôn giáo, văn học - nghệ thuật, văn hóa- đạo đức...
Các thiết chế tương ứng: bao gồm nhà nước, pháp luật, các tổ chức đoàn thể, đảng phái, các cơ quan bảo vệ pháp luật nhà nước.
Mối quan hệ giữa các mặt của KTTT.
Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật vận động phát triển riêng, nhưng chúng liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và đều hình thành trên cơ sở hạ tầng.
Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp.
- Quan hệ biện chứng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng (2đ)
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng.
Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó.
Tính chất của kiến trúc thượng tầng là do tính chất của cơ sở hạ tầng quyết định. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị và đời sống tinh thần của xã hội.
Các mâu thuẫn trong kinh tế, xét đến cùng, quyết định các mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị tư tưởng.
Cuộc đấu tranh giai cấp về chính trị tư tưởng là biểu hiện những đối kháng trong đời sống kinh tế.
Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp quyền, triết học, tôn giáo, v.v. đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định.
Cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn, kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo.
Quá trình đó diễn ra không chỉ trong giai đoạn thay đổi từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác, mà còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi hình thái kinh tế - xã hội, xét cho đến cùng là sự thay dổi của LLSX.
Mỗi yếu tố của cơ sở hạ tầng biến đổi cũng dẫn đến làm thay đổi những yéu tố của KTTT. (những quan hệ về kinh tế thay đổi tất yếu dẫn tới pháp luật, co cấu nhà nước, triế học, tôn giáo ... cũng thay đổi theo.
Tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng.
Tuy cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượng tầng cũng có tính độc lập tương đối tác động trở lai với CSHT thông qua vai trò lãnh đạo của nhà nước.
Nhà nước đưa ra những quan điểm, đường lối đúng đắn thì xẽ đẩy mạnh các cơ cấu kinh tế phát triến, ngược lại nhà nước đưa ra quan điểm sai lầm sẽ dẫn tới làm suy thoái các cơ cấu kinh tế.
Các bộ phận của KTTT như triết học, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật... cũng có sự tác động mạnh mẽ đến sự phát triẻn các cơ cấu kinh tế (sự tác động đó thong qua tư tưởng của người lao động).
Ý nghĩa phương pháp luận (1,5đ)
CSHT quyết định KTTT vì vậy muốn đưa đất nước phát triển, khi vạch ra các đường lối chính sách trước hết phải xuất phát từ các quan hệ kinh tế.
Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, nghãi là phải đẩt mạnh các quan hệ sản xuất phát triển. Quan hệ sản xuất cũ, quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tương lai.
Từ Đại hội VI của Đảng chúng ta đã chuyển kinh tế đất nước từ chế độ tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.
KTTT tác động trở lại với CSHT thông qua vai trò lãnh đạo của nhà nước vì vậy trong hoạt động thực tiẽn khi triển khai các đường lối, chính sách phải phù hợp, khoa học, phải coi trọng vai trò của chính trị, tính năng động sáng tạo của chính trị trong việc vận dụng vao các quy luật kinh tế khách quan. Tuyệt đối hoá một mặt nào đó cung dẫn tới sai lầm.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro