Câu 6: đặc điểm của nhà ông tây nguyên
Câu 6: đặc điểm của nhà ông tây nguyên
Nhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, đây là ngôi nhà cộng đồng, dùng làm nơi tụ họp của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên.
Nhà Rông chỉ có ở những buôn làng người dân tộc như Gia Rai, Ba Na...ở phía Bắc Tây Nguyên, đặc biệt ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum.
Nhà Rông được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của chính núi rừng Tây Nguyên như cỏ tranh, tre, gỗ, lồ ô... và được xây cất trên một khoảng đất rộng, nằm ngay tại khu vực trung tâm của buôn.
Nhà rông thường dài khoảng 10m, rộng hơn 4m, cao 15 – 16 m, nhưng có nhuwngxngooi nhà chỉ cao 7 -8 m. tính đa dạng trong kiến trúc của mỗi dân tộc ở tây nguyên còn là ở kết cấu của ngôi nhà. Nhà rông của người tây nguyên không dung đến sắt thép. Các chỗ nối, chắp đều được chặt, đẽo cẩn thận rồi dung mây, lạt tre để buộc. cầu thang nhà rông thường đẽo thừ 7-9 bậc.
Nhà được dựng trên những cột cây to, thường là tám cột bằng cây đại thụ, thẳng, chắc, mái nhọn lợp bằng lá cỏ tranh, phơi kỹ cho đến khi khô vàng.
Nội thất nhà Rông mỗi dân tộc có cách trang trí khác nhau. Thường thì trổ 4 cửa (trước sau và hai bên). Cầu thang cửa trước, cột và tay vịn đều đẽo gọt công phu hình bầu nước hoặc hình người. Sàn nhà được lát bằng cây lồ ô đập dẹt, có 1-4 bếp lửa. Trang trí bên trong nhà Rông chủ yếu là các hoạ tiết hoa văn. Các cột chính và nhà ngang, các mối dây buộc được trình bày rất khéo léo và nghệ thuật. Các màu trang trí hoa văn cũng sử dụng từ vỏ cây, quả cây rừng. Theo tục lệ, trước và sau khi dựng nhà Rông đều phải có lễ. Lễ đầu tiên là xin các thần cho làng xây dựng nhà Rông, xin thần rừng cho lấy cây gỗ, mây tre về dựng và sau khi dựng xong phải có lễ hội tương đối lớn. Sau lễ này thì nhà Rông được xem là có thần về ngự trị. Chính vì vậy mà khi dựng nhà mới cũng như khi sửa lại, già làng phải làm lễ xin các thần cho phép được sửa sang, tu bổ.
Kiến trúc độc đáo. Kiến trúc nhà Rông là một chỉnh thể về mặt quy hoạch kiến trúc, đồng thời cũng là nét văn hoá đặc thù của các dân tộc Bắc Tây Nguyên, trở thành một biểu tượng thiêng liêng. Nhà Rông là sản phẩm do chính bàn tay, trí tuệ và công sức của dân làng, thực hiện do một nhóm nghệ nhân trong làng chỉ huy. Công việc làm nhà Rông kéo dài có khi tới vài năm. Từ việc chọn đất đến chuẩn bị vật liệu xây dựng, tất cả lấy từ rừng. Ðiều kỳ lạ là toàn bộ ngôi nhà là quy mô khá đồ sộ nhưng không hề sử dụng cây đinh, cọng kẽm nào và đo đạc cũng chỉ bằng cánh tay, bàn tay, dụng cụ thi công chủ yếu là rìu, rựa, dao... Thế nhưng nhà Rông hoàn chỉnh vẫn ở độ chính xác cao. Nhà Rông phải được đứng ở vị trí trung tâm của làng, xung quanh thoáng mát, có sân để vui chơi trong các ngày lễ (nhà Rông còn dựng cả cây nêu và cột gưng nơi diễn ra lễ đâm trâu).
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro