cau 6 7
Câu 6 : Điều kiện ra đời của SXHH. Hàng hóa và các thuộc tính của nó, tính hai mặt của lao động SXHH?
+ K/n SX hàng hóa: Là nền SX ra sp dùng để trao đổi mua bán trên thị trường.
-> SXHH hình thành và phát triển hai thời kì: SX HH giản đơn và SX HH lớn...
+ Điều kiện ra đời và tồn tại của SXHH
a. Có sự phân công lao động xã hội:
Đó là sự chuyên môn hoá trong sản xuất theo những ngành nghề khác nhau của xã hội, do đó mỗi người chỉ sản xuất ra một hoặc một vài sản phẩm nhất định, nhưng cuộc sống của mỗi người lại cần nhiều loại sản phẩm khác nhau => trao đổi sản phẩm.
Đây là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hóa, phân công lao động xã hội càng phát triển thì sản xuất và trao đổi hàng hoá càng mở rộng.
b. Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất (có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất hay tính chất tư nhân của quá trình lao động)
Những người sản xuất trở thành chủ thể sản xuất độc lập nhất định, sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ và họ có quyền chi phối đem bán, cho hoặc trao đổi…, do đó người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán.
=> Như vậy sản xuất hàng hoá chỉ ra đời khi có đầy đủ hai điều kiện trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện trên thì sản xuất hàng hoá chưa thể ra đời được.
+ Đặc trưng và ưu thế của nền sản xuất hàng hoá
Khi nền sản xuất hàng hoá phát triển thành nền sản xuất hàng hoá lớn thì đặc trưng của nó là toàn bộ quá trình sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng; đều thông qua việc trao đổi, mua – bán, thông qua thị trường.
- Sản xuất hàng hoá ra đời trên cơ sở phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá sản xuất do đó đã khai thác được lợi thế tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng vùng, từng địa phương. Và ngược lại nếu sản xuất hàng hoá phát triển sẽ làm cho phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá ngày càng tăng.
- Sản xuất hàng hoá là đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nên đã tạo điều kiện cho việc ứng dụng các thành tựu KH-KT vào sản xuất thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Sản xuất hàng hoá dưới sự tác động của các quy luật vốn có của sản xuất và trao đổi hàng hoá như quy luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh ... đã buộc người sản xuất phải luôn năng động, nhạy bén, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật nâng cao NSLĐ, chất lượng và hiệu quả kinh tế đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao.
- Sản xuất hàng hoá không ngừng mở rộng, giao lưu vì vậy bên cạnh việc nâng cao đời sống vật chất nó còn làm cho đời sống tinh thần được nâng cao hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn.
* Hàng hóa và hai thuộc tính của HH
+ K/n hàng hóa: là sản phẩm của lao động làm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.
+ Hai thuộc tính của hàng hóa:
- Giá trị sử dụng:
Là công dụng của hàng hóa làm thỏa mãn nhu cầu của con người.
Đặc điểm: GTSD mang tính tự nhiên
Là giá trị cho XH không phải cho người Sx.
Là vật mang giá trị trao đổi
Là một phạm trù vĩnh viễn.
KH càng phát triển người ta càng tìm thấy nhiều công dụng của hàng hóa.
+ Giá trị: Muốn tìm hiểu gí trị cần thong qua giá trị trai đổi
- K/n Giá trị trao đổi
- Cơ sở của việc trao đổi: là sự hao phí sức lao động ẩn chứa trong mỗi hàng hóa=> tạo thành giá trị của HH
GTTĐ là hình thức biểu hiện của GT
GT là nội dung bên trong của HH.
ð giá trị là lao động của người SX hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó.
ð GT là một phạm trù lịch sử.
+ Mqh giữa hai thuộc tính của hàng hóa.
Hai thuộc tính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau
- Thống nhất thể hiện ở chỗ: một vật phẩm tồn tại đầy đủ hai thuộc tính này mới trở thành hàng hoá
- Mâu thuẫn:
+ Xét với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hoá không đồng nhất về chất, nhưng xét với tư cách là giá trị thì các hàng hoá đồng nhất về chất.
+ Tuy cùng tồn tại trong một hàng hóa nhưng quá trình thực hiện chúng lại tách dời nhau, giá trị được thực hiện trước trong lĩnh vực lưu thông, giá trị sử dụng được thực hiện sau trong lĩnh vực tiêu dùng. Mâu thuẫn này là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa. (nhà tư bản k quyết định được gtsd)
*. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá.
Hàng hoá có hai thuộc tính không phải là do có hai thứ lao động khác nhau tạo ra mà do lao động của người sản xuất hàng hoá có tính chất hai mặt là: lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
Thứ nhất,. Lao động cụ thể:
Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định
+ Lao động cụ thể có mục đích, có phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động khác nhau.
+ Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá.
+ Là phạm trù vĩnh viễn
Thứ hai, Lao động trừu tượng:
Là lao động của người sản xuất hàng hoá khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, đó chính là sự tiêu hao sức lao động (cơ bắp và trí tuệ)
- Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá
- Là phạm trù lịch sử
*. Mâu thuẫn giữa tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá
- Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ánh tính chất tư nhân và xã hội của lao động, bởi vì:
+ Mỗi người sản xuất có sản phẩm và cách tạo ra sản phẩm khác nhau, nó mang tính chất tư nhân ở đó lao động cụ thể là biểu hiện của lao động tư nhân.
+ Mặt khác lao động của người sản xuất lại là lao động xã hội vì nó là một bộ phận của toàn bộ lao động xã hội trong hệ thống phân công lao động xã hội nên giữa những người sản xuất phải phụ thuộc vào nhau. Lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội.
Giữa lao động tư nhân và lao động xã hội lại luôn có mâu thuẫn với nhau dẫn đến tình trạng: sản phẩm làm ra có thể vượt quá nhu cầu hoặc mức tiêu hao lao động của người sản xuất cao hơn so với xã hội đều làm cho giá trị hàng hóa không thực hiện được người lao động bị thiệt. Mâu thuẫn này vừa là động lực vừa là nguy cơ khủng hoảng của nền sản xuất hàng hóa.
d. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá
- Đã đem lại cho học thuyết giá trị lao động một cơ sở khoa học thực sự vì:
+ Trước Mác: đã có nhiều nhà lý luận khẳng định lao động tạo ra giá trị, nhưng không biết mặt lao động nào tạo ra giá trị.
+ Thiên tài của Mác, phát hiện ra mặt lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hoá tạo ra giá trị hàng hoá
- Giải thích các hiện tượng phức tạp diễn ra trong thực tế: sự vận động trái ngược giữa khối lượng của cải vật chất ngày càng tăng đi liền với khối lượng giá trị ngày càng giảm xuống hoặc không đổi
- Đem lại cơ sở khoa học vững chắc cho học thuyết giá trị thặng dư: giải thích nguồn gốc thực sự của giá trị thặng dư
Câu 7; Những quy định về lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của HH:
a. Thước đo lượng giá trị của hàng hoá
Giá trị của hàng hoá được xét về cả mặt chất lẫn mặt lượng
- Chất của hàng hoá là giá trị hàng hoá, do lao động của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá
- Vậy lượng giá trị HH được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó.
+ Lượng lao động ấy tính bằng thời gian lao động, song đó là thời gian lao động trung bình cần thiết (hay là thời gian lao động xã hội cần thiết)
- Trong thực tế, một hàng hoá đưa ra thị trường là do nhiều người sản xuất và mỗi người sản xuất lại ở trong điều kiện khác nhau, tay nghề khác nhau dẫn đến lượng giá trị khác nhau
- Trên thị trường, không thể dựa vào giá trị cá biệt của hàng hoá để trao đổi được mà phải dựa vào giá trị xã hội của hàng hoá
Giá trị xã hội của hàng hoá không được tính bằng thời gian lao động cá biệt của từng người, từng xí nghiệp sản xuất mà phải bằng thời gian lao động xã hội cần thiết
* Thời gian lao động xã hội cần thiết: là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá nào đó trong điều kiện sản xuất bình thường của xã hội, với một trình độ thành thạo trung bình và cường độ lao động trung bình của xã hội đó.
+ Thông thường thời gian lao động XH cần thiết gần sát với thời gian lao động cá biệt của những người cung cấp đại bộ phận lượng hàng hoá ấy trên thị trường
+ Thời gian lao động xã hôị cần thiết là một đại lượng không cố định, nó thay đổi theo sự phát triển của LLSX và thời gian lao động xã hội cần thiết ở mỗi nước lại khác nhau.
+ Lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa là cái quyết định đến lượng giá trị của hàng hóa ấy.
b. Các yếu tố ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá.
* Năng suất lao động:
NSLĐ là năng lực sản xuất của người lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian:
+ NS tăng thì khối lượng sản phẩm cũng tăng kéo theo TGLĐXHCT giảm và giá trị của một đơn vị hàng hoá cũng giảm theo
+ NSLĐ phụ thuộc nhiều yếu tố như: trình độ; khoa học – kỹ thuật và công nghệ; tổ chức quản lý; điều kiện tự nhiên…
- Cường độ lao động: là mức hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian, mức độ khẩn trương, nặng nhọc, căng thẳng của lao động.
+ Cường độ lao động tăng thì hao phí sức lao động cũng tăng kéo số lượng sản phẩm tăng cho nên giá trị hàng hoá không đổi
+ Cường độ lao động phụ thuộc và trình độ tổ chức quản lý; quy mô và hiệu suất của TLSX; thể chất, tinh thần người lao động.
=> NSLĐ và CĐLĐ giống nhau và khác nhau
+ Giống nhau ở chỗ: đều thuộc sức sản xuất của lao động và đều làm tăng sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian.
+ Khác nhau ở chỗ: tăng NSLĐ phụ thuộc vào máy móc, kỹ thuật (vô hạn) làm cho giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm, còn tăng cường độ sản xuất phụ thuộc vào thể chất trí tuệ người lao động (có giới hạn) nó không làm thay đổi giá trị của một đơn vị hàng hóa).
* Mức độ phức tạp của lao động
+ Lao động giản đơn: là lao động bình thường không phải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được
+ Lao động phức tạp: đòi hỏi phải huấn luyện, đào tạo thành lao động chuyên môn lành nghề.
=> Lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn.
c. Cấu thành lượng giá trị hàng hoá
Chi phí lao động SXHH = Chi phí lao động quá khứ + Chi phí lao động sống
Lượng giá trị hàng hoá = gt cũ tái hiện (c) + gt mới được tạo ra (v+m)
W = c + v + m
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro