cau 51
Câu 51:Phân tích các dạng tai nạn do điện gây ra?
Trả lời:
a.Chấn thương do điện giật:
-Chấn thương do điện là sự phá hủy cục bộ các mô của cơ thể do dòng điện hay hồ quang điện(thường ở da,ở một số phần mềm khác hay ở xương).
-Bỏng điện:Do dòng điện qua cơ thể hay do tác động của hồ quang điện.
-Dấu vết điện:Khi dòng điện chạy qua sẽ tạo nên các dấu vết trên bề mặt da tại các điểm tiếp xúc với điện cực.
-Kim loại hóa mặt da:Do các hạt kim loại nhỏ bắn với tốc độ lớn thấm sâu vào trong da,gây bỏng.
-Co giật cơ:Khi có dòng điện đi qua cơ thể,các cơ bị co giật.
-Viêm mắt:Do tác dụng của các tia cực tím hay tia tử ngoại của hồ quang điện.
b.Điện giật:
Dòng điện qua cơ thể sẽ kích thích các mô kèm theo giật cơ ở các mức độ khác nhau.
-Cơ bị co giật nhưng người không bị ngạt.
-Cơ co giật,người bị ngất,nhưng vẫn duy trì được hô hấp và tuần hoàn.
-Người bị ngất,hoạt động của tim và hô hấp bị dối loạn.
-Chết lâm sàn(không thở,hệ tuần hoàn không hoạt động).
-Điện giật chiếm tỷ lệ rất lớn:Chiếm khoảng 80% trong tổng số tai nạn điện,và chiếm 85÷87% số vụ tai nạn điện chết người là do điện giật.
Câu 52:Các biện pháp sử dụng an toàn điện?
Trả lời:
1.Quy tắc chung để đảm bảo an toàn điện:
-Phải che chắn các thiết bị và bộ phận của mạng lưới điện tránh nguy hiểm khi tiếp xúc bất ngờ vào vật dẫn điện.
-Phải chọn đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính các thiết bị điện.
-Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị,dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm việc.
-Tổ chức kiểm tra,vận hành theo đúng các quy tắc an toàn.
-Thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện của các thiết bị cũng như hệ thống điện.
2.Các biện pháp kỹ thuật an toàn:
-Đề phòng tiếp xúc vào các bộ phận mang điện.
-Đảm bảo tốt cách điện của các bộ phận mang điện.
-Đảm bảo khoảng cách an toàn,bao che,rào chắn các bộ phận cách điện.
-Sử dụng điện áp thấp,máy biến áp cách ly.
-Sử dụng biển báo,tín hiệu,khóa liên động.
-Đề phòng điện rò ra các bộ phận bình thường không có điện.
-Cắt điện bảo vệ:dùng khi nối đất không đạt được các yeu cầu an toàn.
-Nối đất an toàn:Để tản dòng điện vào đất và giữ mức điện thế thấp trên vật được nối đất.
-Nối đất bảo vệ:Bảo vệ an toàn khi chạm phải các thiết bị hư hỏng cách điện.
-Nối đất tập trung:Điện cực nối đất có thể bằng thép ống với đường kính 40÷60mm hoặc thép góc chôn thẳng đứng trong đất.
-Nối đất hình lưới:Dùng lưới sắt lớn làm điện cực chôn phía dưới khu vực thiết bị điện.
-Nối đất dây trung tính:Bảo vệ lưới điện 3 pha có dây trung tính.
-Dây trung tính được nối lặp lại với khoảng cách 250m.
Câu 54:Trình bày phương châm,tính chất,nhiệm vụ của công tác phòng cháy?
Trả lời:
Phương châm:
-Phòng cháy chữa cháy muốn đạt kết quả tốt nhất phải tuân theo phương châm:”Tích cực phòng ngừa,kịp thời cứu chữa,bảo đảm hiệu quả cao nhất”.
-Nhìn chung thì cả hai mặt phòng ngừa và cứu chữa đều quan trọng,nhưng trước hết phải tổ chức phòng ngừa thật tốt vì nếu để xảy ra cháy thì ít nhiều nó sẽ gây ra thiệt hai về ngừa và tài sản.Bên cạnh việc công tác tốt việc phòng ngừa thì phải tổ chức tốt việc cứu chữa kịp thời để hạn chế đến mức tối thiểu thiệt hại của các đám cháy.Muốn làm tốt được điều này thì bên cạnh việc chuẩn bị tốt các trang thiết bị chữa cháy tốt,chất chữa cháy tốt,thì phải thường xuyên tổ chức huấn luyện đội ngũ phòng cháy chữa cháy hùng hậu,nhiệt tình,nhanh nhẹn…
Tính chất:
-Tính quần chúng:Mọi người từ già,trẻ,trai,gái không phân biệt giàu nghèo đều tích cực tham gia phòng cháy chữa cháy,đấu tranh với những người làm bừa,làm ẩu và mọi người đều tham gia chữa cháy ngay tại chỗ thì sẽ hạn chế được cháy xảy ra và nếu cháy xảy ra thì phải hạn chế được thiệt hại của nó tới mức tối thiểu.Quần chúng tự đảm đương công việc chữa cháy cũng chính là thể hiện quyền làm chủ của mình trong việc quản lý xã hội,quản lý kinh tế.
-Tính pháp luật:Pháp luật đã quy định rõ nhiệm vụ của mỗi công dân đều có trách nhiệm tham gia phòng cháy chữa cháy,trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan các cấp là chỉ huy,lãnh đạo nhân viên của mình tham gia phòng cháy chữa cháy.Công tác phòng cháy chữa cháy được pháp luật quy định bằng những tiêu chuẩn,quy phạm và thể lệ áp dụng đối với tùng cơ quan,xí nghiệp.Nếu cơ quan xí nghiệp nào vi phạm thì sẽ có các mức hình phạt áp dụng cụ thể đối với các cơ quan xí nghiệp đó.
-Tính khoa học kỹ thuật:Việc thiếu thiểu biết về khoa học kỹ thuật sẽ gây ra cháy nổ.Để việc phòng cháy chữa cháy tốt,đạt hiệu quả cao thì chúng ta phải nắm vững các kiến thức về khoa học kỹ thuật.Ngày nay với sự phát triển của nhân loại,khoa học ngày càng phát triển,bên cạnh đó tình trạng cháy nổ xảy ra cũng ngày càng phức tạp do đó chúng ta phải biết áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào các công tác phòng cháy chữa cháy.
-Tính chiến đấu:Có thể nói cháy là giặc.Việc đấu tranh phòng chống cháy nổ cũng được coi như là đấu tranh với quân thù xâm lược.Do đó chúng ta phải thể hiện tinh thần đoàn kết,ý chí chiến đấu với giặc lửa,quyết tâm bảo vệ tài sản,ngăn chặn cháy nổ,có như vậy thì phòng chống cháy nổ mới đạt hiệu quả cao.
Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ cơ bản của lực lượng phòng cháy chữa cháy là:
-Nghiên cứu để Bộ công an ban hành các điều lệ,biện pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy.
-Kiểm tra,đôn đốc việc thực hiện các điều lệ,biện pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy của các cơ quan,xí nghiệp…
-Thỏa thuận về việc thiết kế các trang thiết bị phòng cháy,chữa cháy của các công trình xây dựng về kinh tế và văn hóa,các công trình lớn…trước khi thi công các công trình ấy.
-Chỉ đạo công tác phòng cháy chữa cháy và phối hợp giữa các đội ngũ phòng cháy chữa cháy để chữa cháy.
-Tổ chức nghiên cứu và phổ biến khoa học kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy.
-Hướng dẫn và tuyên truyền,giáo dục cho nhân dân về nhiệm vụ và cách phòng cháy,chữa cháy.
-Hướng dẫn mọi người việc kiểm tra và mua sắm các thiết bị máy móc,phương tiện phòng cháy chữa cháy về chất lượng,số lượng cũng như về chuẩn mực.
-Cùng với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra và kết luận các đám cháy,vụ cháy.
Câu 57:Phân tích các nguyên nhân gây ra cháy?
Trả lời:
-Cháy do tác động của ngọn lửa trần hoặc tia lửa,tàn lửa:
Đây là nguyên nhân chủ yếu vì nhiệt độ của ngọn lửa trần rất cao,đủ sức đốt chấy tất cả các vật.
-Cháy do ma sát,va chạm giữa các vật rắn:
Đây cũng là nguyên nhân thường gặp ở các loại máy móc không được bôi trơn tốt,các ổ bi,ổ trục cọ xát vào nhau sinh ra nhiệt hoặc sinh ra tia lửa đốt cháy.
-Cháy do tác dụng của hóa chất:
Các hóa chất tác dụng vào nhau sinh ra nhiệt hoặc hình thành ngọn lửa có thể dẫn đến cháy nếu không chủ động kiểm soát được chúng trong các phòng thí nghiệm hoặc nơi sản xuất ra chúng.
-Cháy do tác dụng của năng lượng điện:
Đây là trường hợp chuyển hóa từ điện năng sang nhiệt năng trong các trường hợp như chập mạch điện,quá tải,nhiệt độ trên dây dẫn tăng cao.
-Các trường hợp sinh ra tia lửa điện:Các trường hợp phổ biến là đóng ngắt cầu dao,cháy cầu chì,mối nối.
Câu 58:Phân tích các biện pháp phòng chống cháy nổ?
Trả lời:
Biện pháp hành chính pháp lý:
-Điều 192,194 của bộ luật hình sự nước cộng hà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định mọi trách nhiệm hình sự đối với mọi hành vi vi phạm chế độ quy định về phòng cháy chữa cháy.
Biện pháp giáo dục,tuyên truyền huấn luyện:
-Cần tuyên truyền giáo dục để mọi người hiểu dõ và tự nguyện tham gia vào phòng cháy chữa cháy.
-Trong công tác huấn luyện thường xuyên phải làm rõ bản chất và đặc điểm của quá trình cháy của các loại nguyên vật liệu và sản phẩm đang sử dụng,các yếu tố dẫn đến cháy,phương pháp đề phòng để không xảy ra sự cố.
-Mỗi xí nghiệp cơ quan đều phải có các phương án chữa cháy tại chỗ phù hợp với đặc điểm của cơ sở và tổ chức luyện tập thường xuyên để khi có cháy thì phải xử lý kịp thời và có hiệu quả
Biện pháp kỹ thuật:
-Đây là biện pháp thể hiện ở việc lựa chọn phương pháp sản xuất sơ đồ công nghệ,thiết bị sản xuất,chọn kết cấu vật liệu,vật liệu xây dựng và hệ thống thông tin báo hiệu.
-Hạn chế khối lượng của chất cháy(hoặc chất oxihoa đến mức tối thiểu cho phép về phương diện kỹ thuật.
-Ngăn sự tiếp xúc của chất cháy và chất oxihoa khi cúng chưa tham gia vào quá trình sản xuất.
-Trang bị,huấn luyện sử dụng các phương tiện phòng cháy,chữa cháy.
-Cơ khí hóa tự động hóa các quá trình sản xuất các quá trình sản xuất có nhiều nguy cơ cháy nổ.
-Các thiết bị phải đảm bảo kín để đảm bảo thoát hơi khí cháy ra môi trường bên ngoài.
-Dùng thêm các chất phụ gia trơ,các chất ức chế,các chất chống nổ để giảm tính chông nổ của hỗn hợp cháy.
-Cách ly các thiết bị hay công cụ dễ cháy ra xa các thiết bị khác và để ở những nơi thoáng gió hoặc để hẳn ngoài trời.
-Loại trừ được các khả năng phát sinh ra các mồi lửa tại các nơi sản xuất hay các nơi có liên quan đến cháy dêc cháy nổ.
-Xử lý bằng sơn chống cháy,vật lệu không bị cháy.
-Trang bị các hệ thống phòng cháy,chữa cháy tự động.
Câu 59:Phân tích quá trình phát triển đám cháy và nguyên lý chữa cháy?
Trả lời:
Quá trình phát triển đám cháy:
- Giai đoạn đầu:Nguồn nhiệt nung nóng vật cháy đến nhiệt độ bén lửa.Giai đoạn này dài hay ngắn tùy thuộc vào vật cháy.Nếu vật cháy là chất dễ cháy thì giai đoạn đầu ngắn,nếu vật cháy là chất khó cháy thì giai đoạn đầu dài.Khi lửa mới bén cháy thì tốc độ phát triển của ngọn lửa còn chậm,nếu được phát hiện kịp thời thì có thể dập tắt kịp thời.
-Giai đoạn cháy to:Tốc độ phát triển của đám cháy là nhanh nhất,nhiệt độ đám cháy cao nhất,tiêu hao chất cháy nhiều nhất.Ở giai đoạn này lửa có thể lan từ khu vực này sang đến khu vực khác.
-Giai đoạn kết thúc đám cháy:Ở giai đoạn này nhiệt độ cháy giảm dần,tốc độ cháy cũng giảm dần đến không.Kết thúc đám cháy thường bằng hai cách khác nhau.Đám cháy được cứu chữa kịp thời,loại trừ được các điều kiện để phát triển đám cháy thì đám cháy sẽ bị dập tắt.Nhưng có những đám cháy mà không được dập tắt mà tự dập tắt khi những điều kiện cháy không tồn tại.
Nguyên lý chữa cháy:
Chữa cháy dựa vào nguyên lý:
-Giảm tốc độ phát triển hoặc ngừng phát nhiệt trong vùng cháy.
-Tăng tốc độ truyền nhiệt từ vùng cháy sang môi trường xung quanh.
Câu 60:Trình bày các chất chữa cháy,phạm vi ứng dụng của chúng?
Trả lời:
Nước:
-Nước có ẩn nhiệt hóa hơi lớn làm giảm nhanh nhiệt độ nhờ bốc hơi
-Lượng nước phun vào đám cháy phụ thuộc vào cường độ,diện tích đám cháy.
-Tuy nhiên không thể dùng nước để chữa cháy các kim loại hoạt động như K,Na,Ca và các đám cháy có nhiệt độ cao hơn 1700oC.
Bụi nước:
-Phun nước thành dạng bụi:
-Phun nước thành dạng bụi làm tăng đáng kể bề mặt tiếp xúc của nó với đám cháy.
-Sự bay hơi nhanh các hạt nước làm nhiệt độ của đám cháy giảm nhanh và pha loãng lồng độ chất cháy,hạn chế sự xâm nhập của oxi vào vùng cháy.
-Bụi nước chỉ được sử dụng khi dòng bụi nước chùm kín được bề mặt đám cháy.
Hơi nước:
-Trong công nghiệp hơi nước rất sẵn và được dùng để chữa cháy,hơn nữa nước công nghiệp thường có áp suất cao nên khả năng dập tắt đám cháy rất tốt.
-Tác dụng chính của hơi nước là pha loãng nồng độ chất cháy và ngăn cản lồng độ oxi đi vào vùng cháy.
-Thực nghiệm cho thấy rằng lượng hơi nước cần phải chiếm 35% thể tích nơi cần chữa cháy thì mới có hiệu quả.
-Bọt chữa cháy:
+Bọt chữa cháy hay còn gọi là bọt hóa học.Bọt hóa học được tạo ra bởi phản ứng giữa hai chất Al2(SO4)3 và NaHCO3.
+Bọt chữa cháy để chữa cháy xăng dầu hay các loại chất loảng khác.
+Không được phép dùng bọt hóa học để chữa các đám cháy kim loại hay,các thiết bị điện hoặc các đám cháy có nhiệt độ lớn hơn 1700oC vì ở đây có sử dụng dung dịch nước.
+Bọt hòa không khí tạo ra thể tích bọt lớn hơn khoảng 2 lần so với bọt hóa học nên hiệu quả chữa cháy tốt.
-Bột chữa cháy:
-Là chất chữa cháy rắn.Nó là hợp chất vô cơ và hữu cơ không cháy nhưng chủ yếu là chất vô cơ.
-Bột chữa cháy dùng để chữa cháy kim loại,các chất rắn,chất lỏng.
-Dùng khí nén để vận chuyển bột chữa cháy vào đám cháy.
Các loại khí:
-Là các chất chữa cháy thể khí như:CO2,N2…Tác dụng chính của các chất này là pha loãng nồng độ của chất cháy.Ngoiaf ra còn có tác dụng làm lạnh đám cháy vì các khí CO2,N2 thoát ra từ bình khí nén có áp suất cao.
-Không được dùng khí chữa cháy để chữa những chất cháy nổ như:thuốc súng,kim loại kiềm,kiềm thổ…
Các hợp chất halogen:
-Các chất halogen có hiệu quả rất lớn khi chữa cháy.Tác dụng chính của nó chính là kìm hãm tốc độ phát triển đám cháy.
-Các chất này dễ thấm ướt vào vật cháy nên hay dùng để chữa cháy các chất khó thấm ướt như bông,vải,sợi.
Câu 66:Trình bày cách chữa cháy các thiết bị điện?
Trả lời:
-Nhiều khi các đám cháy thiết bị điện sẽ dẫn tới cháy nhà cũng như cháy các thiết bị vật tư khác.
-Về nguyên tắc trước khi chữa cháy các thiết bị điện thì phải cắt nguồn điện rồi mới tiến hành cứu chữa.Nếu đám cháy bé thì có thể dùng CO2.Khi các đám cháy đã phát triển lớn thì tùy theo tình hình thực tế mà lựa chọn các phương pháp cứu chữa thích hợp.
Ví dụ:Khi trạm biến thế bị cháy sau khi đã cắt hết các nguồn điện thì có thể coi trạm biến thế là một thùng nhiên liệu bị cháy do đó có thể sử dụng biện pháp dùng bọt hòa không khí hoặc bọt hóa học để cứu chữa.
-Nếu khi còn dòng điện thì nghiêm cấm không được dùng biện pháp chữa cháy dùng các chất bọt và nước để chữa cháy vì khi đó chính các chất này sẽ đóng vai trò là chất dẫn điện và sẽ rất nguy hiểm có thể dẫn đến nguy hiểm chết người.Khi cắt điện thì người chữa cháy phải được trang bị các thiết bị bảo hộ như sào cách điện,bục cách điện,ủng,găng tay…Những dụng cụ này phải ghi rõ điện áp cho phép được sử dụng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro