Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Cau 5 THNC

Câu 5: Trình bày khái quát 3 qui luật cơ bản của phép BCDV. Ý nghĩa của nó đối với nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng hiện nay?

I.Khái quát nội dung qui luật Lượng – Chất:

Vị trí của quy luật

Đây là một quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, nó vạch ra cách thức của sự vận động, phát triển. 

- Nội dung quy luật

chất: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của các sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác. 

Cái gì làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác thì đó là chất của sự vật. 

Chất của sự vật chỉ bộc lộ thông qua các mối quan hệ 

Ví dụ: Chất của một người cụ thể chỉ được bộc lộ thông qua mối quan hệ với người khác. 

Ví dụ: Anh A sống tốt vì anh A gúp đỡ mọi người. 

Chất của sự vật bộc lộ thông qua những thuộc tính của nó 

Ví dụ: ngoài những thuộc tính giống loài vật con người có thuộc tính khác với loài vật là: Biết chế tạo và xử dụng công cụ lao động. 

Chất của sự vật không chỉ quy định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà còn tạo bởi phương thức liên kết. 

Ví dụ: cũng là các phân tử các bon nhưng phương thức liên kết của than trì khác với phương thức liên kết của kim cương.  

- Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan, vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, cũng như của các thuộc tính của sự vật. 

Nếu như chất là cái làm cho nó là nó, thì lượng là cái chưa làm cho nó là nó 

Ở đây chiều cao, cân nặng, trình độ vẫn là lượng của sự vật, bởi vì chiều cao, cân nặng, trình độ vẫn chưa làm cho anh A khác với anh B. 

Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính tương đối, bởi sự phân biệt đó phụ thuộc vào mối quan hệ cụ thể của sự vật với các sự vật khác.Ở mối quan hệ này thì là chất song sang mối quan hệ khác nó lại đóng vai trò là lượng. 

Quan hệ biện chứng giữa lượng và chất 

Bất kì sự vật nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt : lượng và chất. Chúng gắn bó hữu cơ với nhau, quy định lẫn nhau trong đó lượng là cái thương xuyên biến đổi, chất là cái tương đối ổn định, lượng biến đổi đến một mức độ nhất định sự vật chuyển hóa, chất mới ra đời thay thế chất cũ,  

*Sự chuyển hoá cũng có thể diễn ra sau một quá trình tích luỹ những thay đổi về lượng trong một khoảng giới hạn nhất định, mới dẫn tới sự thay đổi về chất. 

Thí dụ : Trạng thái ("chất") của nước tương ứng với nhiệt độ toC ("lượng") của nó. Trong khoảng OoC < toC < 100oC thì nước vẫn ở trạng thái lỏng ("chất cũ"). Chỉ khi tới giới hạn toC = 100oC và tiếp tục cung cấp nhiệt lượng để duy trì nhiệt độ đó, nước mới chuyển sang trạng thái hơi ("chất mới"). Khoảng giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật được gọi là độ.  

- Độ là một phạm trù triết học, dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật.  

Phạm trù Độ cũng nói lên sự thống nhất giữa chất và lượng của sự vật. Trong thí dụ trên, khoảng từ OoC đến 100oC là đo tồn tại của nước ở trạng thái lỏng. (Lưu ý : phạm trù độ trong triết học khác với khái niệm độ trong đời sống hằng ngày). Tại điểm giới hạn (trong thí dụ trên là OoC và 100oC). Độ tiếp tục biến đổi tới một giới hạn nhất định để làm thay đổi về chất, sự thay đổi tại điểm tới hạn gọi là Điểm nút  

- Điểm nút là một phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó, sự thay đổi về lượng đủ để làm thay đổi về chất của sự vật.

Sự vật phát triển thông qua những độ khác nhau, do đó tạo thành một đường nút của những quan hệ về độ trong quá trình phát triển. Tại điểm nút, sự thay đổi vế chất của sự vật được gọi là bước nhảy. 

- Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của sự vật. Sự chuyển hoá được thực hiện là do sự thay đổi về lượng trước đó của sự vật gây ra.  

Bước nhảy có thể là bước nhảy tiến bộ, cũng có thể là bước nhảy thoái bộ, tuỳ theo sự tích luỹ về lượng trước đó trong các trường hợp cụ thể khác nhau. 

Các hình thức của bước nhẩy 

Bước nhầy đột biến là bước nhảy thực hiện trong thời gian rất ngắn lamg thay đổi chất của toàn bộ kết cấu sự vật. 

VD: lượng uranium 235 đuợc tăng đên giới hạn nhất định sẽ tạo ra vụ nổ nguyên tử. 

Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ từng bước băng cách tích lũy dân dần những nhân tố của chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi. 

VD: Từ chất của một sinh viên sang chất của một cử nhân phải có quá trình tích lũy kiến thức nâu dài suốt 4 năm. 

Căn cứ vào các hình thức của bước nhẩy có bước nhày toàn bộ và bước nhảy cục bộ. 

Bước nhảy toàn bộ là bước nhẩy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt các yếu tố cấu thành sự vật. 

Bước nhảy cục bộ là bước nhảy thay đổi của những mặt những yếu tố riêng lẻ của sự vật.  

+ Sự tác động trở lại của chất đối với lượng. Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ, chất mới sẽ tạo ra một lượng mới cho phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất là lượng. Sự quy định này có thể được biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng. 

Ý nghĩa phương pháp luận

- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý tích lũy dẫn những thay đổi về lượng, đồng thời phải biết thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi. 

- Chống lại quan điểm tả khuynh: chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy. 

- Chống lại quan điểm hữu khuynh: bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi đến điểm nút nhưng không thực hiện bước nhảy. 

- Phải thấy được tính đa dạng của các bước nhảy, nhận thức được từng hình thức bước nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy, tạo mọi điều kiện cho bước nhảy được thực hiện một cách kịp thời. 

- Phải có thái độ khách quan và quyết tâm thực hiện bước nhảy khi hội đủ các điều kiện chin muồi.

II. Khái quát nội dung qui luật Mâu thuẫn:

Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, còn gọi là quy luật mâu thuẫn, là hạt nhân của phép biện chứng, nó vạch ra nguồn gốc bên trong sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng. 

1. Khái niệm 

a. Đối lập, mặt đối lập là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy; chính những mặt đối lập này nằm trong sự liên hệ tác động qua lại với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. 

b. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau của các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này là tiền đề cho sự tồn tại của mặt kia; chúng luôn tác động qua lại và đấu tranh lẫn nhau theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau gữa các mặt đối lập. 

2. Nội dung quy luật  

Trong mỗi sự vật hiện tượng hay quá trình nào đó luôn chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mình; sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và nhường chỗ cho sự ra đời của cái mới. 

3. Phân tích nội dung quy luật 

a. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và mang tính phổ biến, là nguồn gốc của sự vận động và phát triển 

Những nhà triết học theo quan điểm siêu hình phủ nhận mâu thuẫn bên trong của sự vật hiện tượng, chỉ thừa nhận có sự đối kháng, sự xung đột bên ngoài giữa các sự vật hiện tượng với nhau, nhưng không cho đó là có tính quy luật. 

Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều tồn tại mâu thuẫn bên trong; mỗi sự vật hiện tượng đều là một thể thống nhất giữa các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau, những mặt đối lập nhau nhưng lại ràng buộc nhau nên nó tạo thành mâu thuẫn. 

Mâu thuẫn chẳng những là hiện tượng khách quan mà còn là hiện tượng phổ biến; mâu thuẫn tồn tại khách quan trong thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy con người; tồn tại phổ biến chẳng những ở mọi sự vật hiện tượng mà còn phổ biến trong suốt quá trình vận động và phát triển của chúng; mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại được hình thành.

b. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập 

Khái niệm "thống nhất" trong quy luật mâu thuẫn có nghĩa là 2 mặt đối lập liên hệ nhau, ràng buộc nhau và quy định lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề để tồn tại và phát triển. (ví dụ: đồng hóa và dị hóa, giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trong xã hội tư bản chủ nghĩa) 

Khái niện "thống nhất" trong quy luật mâu thuẫn còn đồng nghĩa với khái niệm "đồng nhất", đó là sự thừa nhận những khuynh hướng mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau trong tất cả các hiện tượng, các quá trình của tự nhiên, xã hội và tư duy; song "đồng nhất" còn có ý nghĩa khác, đó là sự chuyễn hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập; và như vậy sự "đồng nhất" là không tách rời với sự khác nhau và đối lập, (ví dụ liên hệ: một vật vừa là nó vừa không phải là nó; quan điểm này hoàn toàn đối lập với quan điểm siêu hình, phiến diện, xem sự vật mang tính đồng nhất thuần túy không có đối lập, không có sự chuyển hóa. 

Trong một mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập không thể tách rời sự đấu tranh bài trừ nhau, phủ định nhau giữa chúng; hình thức đấu tranh được thể hiện trong thế giới vật chất là rất đa dạng, từ thấp đến cao, từ đơn giản tới phức tạp (ví dụ: trong thế giới tự nhiên chỉ là những tác động ảnh hưởng lẫn nhau, trong xã hội đó là những xung đột gay gắt, quyết liệt bằng bạo lực cách mạng mới có thể giải quyết căn bản các mâu thuẫn)

Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn với những đặc điểm riêng của nó; khi mới xuất hiện, mâu thuẫn thường được biểu hiện ở sự khác nhau của 2 mặt có khuynh hướng trái ngược nhau; trong quá trình phát triển của mâu thuẫn, sự khác nhau đó biến thành sự đối lập, khi 2 mặt đối lập xung đột nhau gay gắt, nếu có điều kiện chín muồi sẽ chuyễn hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết; kết quả là sự thống nhất giữa 2 mặt đối lập cũ bị phá hũy, sự thống nhất của 2 mặt đối lập mới được hình thành cùng mới mâu thuẫn mới. 

Bất cứ sự thống nhất của các mặt đối lập cụ thể nào cũng đều có tính chất tạm thời tương đối, nghĩa là nó tồn tại trong trạng thái đứng im tương đối của sự vật hiện tượng; còn sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là có tính chất tuyệt đối, nghĩa là nó phá vỡ sự ổn định dẫn đến sự chuyển hóa về chất của các sự vật hiện tượng, làm cho vật chất luôn vận động và phát triển. 

4. Các loại mâu thuẫn  

mâu thuẫn trong tự nhiên, xã hội và tư duy tồn tại rất đa dạng; tính đa dạng được quy định bởi đặc điểm của các mặt đối lập, điều kiện thực hiện sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập, bởi trình độ tổ chức của hệ thống mà trong đó mâu thuẫn tồn tại. 

Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập, người ta phân loại thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài; trong đó, mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật hiện tượng; mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn diễn ra trong mối liên hệ với sự vật, hiện tượng khác (ví dụ: đồng hóa-dị hóa: bên trong; cơ thể-môi trường: bên ngoài); cách phân loại này chỉ mang tính tương đối, các mâu thuẫn tác động lẫn nhau và mâu thuẫn bên trong giữ vai trò quyết định trực tiếp đến sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng (ví dụ: chính sách đối nội-đối ngoại). 

Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật hiện tượng, người ta phân loại thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản; mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật hiện tượng, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật hiện tượng, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật hiện tượng; mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó quy định sự vận động và phát triển một mặt nào đó của sự vật (liên hệ: mâu thuẫn giữa lực lượcng sản xuất với quan hệ sản xuất trong xã hội tư bản chủ nghĩa). 

Căn cứ vào vai trò mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu; mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu trong một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật hiện tượng, giải quyết nó tạo điều kiện giải quyết các mâu thuẫn thứ yếu; phân biệt mâu thuẫn chủ yếu với mâu thuẫn thứ yếu chỉ mang tính tương đối, trong cùng một sự vật trong điều kiện này là mâu thuẫn thứ yếu, trong điều kiện khác lại là mâu thuẫn chủ yếu.

Căn cứ vào tính chất các lợi ích đối lập trong xã hội, người ta phân chia thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng; mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người, những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau (ví dụ); mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, những khuynh hướng xã hội có đối lập về lợi ích những mang tính cục bộ, tạm thời (ví dụ: mâu thuẫn trong các bộ phận công nhân, giữa thành thị-nông thôn). Phân biệt được các loại mâu thuẫn trên sẽ góp phần xác định chính xác phương pháp giải quyết phù hợp: bằng bạo lực cách mạng hay bằng giáo dục thuyết phục.

5. Ý nghĩa phương pháp luận

Phải thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn, yêu cầu này đòi hỏi chúng ta phải biết phân tích các mặt đối lập của mâu thuẫn, nắm được bản chất của sự vật, khuynh hướng vận động và phát triển của chúng.

Hoạt động thực tiển nhằm biến đổi sự vật là quá trình giải quyết mâu thuẫn của nó, muốn vậy phải xác định đúng trạng thái chín muồi của mâu thuẫn, tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng có khả năng giải quyết mâu thuẫn; không nên giải quyết mâu thuẫn một cách vội vàng khi chưa đủ điều kiện.

Mâu thuẫn phải được giải quyết bằng con đường đấu tranh dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ loại mâu thuẫn mà có phương pháp giải quyết cụ thể.

III. Khái quát nội dung qui luật Phủ định của phủ định

- Khái niệm phủ đinh, phủ định biện chứng

Phủ định: là sự thay thế bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển.  

Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ phủ định tự thân, là mắt khâu của quá trình dẫn đến ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ 

Mọi quá trình vận động và phát triển các lĩnh vực tự nhiên, xã hội hay tư duy diễn ra thông qua những sự thay thế, trong đó có sự thay thế chấm dứt sự phát triển, nhưng cũng có sự thay thế tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triẻn của sự vật. Những sự thay thế tạo ra điều kiện, tiền đề cho qúa trình phát triển của sự vất thì gọi là phủ định biện chứng. 

- Tính chất của phủ định

Tính khách quan 

Nguyên nhân của phủ định nằm trong bản thân sự vật, hiện tượng, nó là quá trình đấu tranh, giải quyết mâu thuẫn tất yếu bên trong bản thân sự vật, tạo kả năng ra đời cái mới thay thế cái cũ, nhờ đó tạo nên xu hướng phát triển của chính bản thân sự vật.  

Tính kế thừa 

Tính kế thừa của Phủ định được thể hiện mà trong đó cá mới hình thành và phát triển tự thân thông qua quá trình chọn lọc, loại bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, giữ lại những nội dung tích cực. 

Phủ định của phủ định 

Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn trong bản thân sự vật quyết định. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật - giữa mặt khẳng định và phủ định.  

Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra là cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với mình (cái phủ định, phủ định cái bị phủ định, cái bị phủ định là tiền đề là cái cũ, cái phủ định là cái mới xuất hiện sau cái phủ định là cái đối lập với cái bị phủ định. Cái phủ định sau khi khi phủ định cái bị phủ định, cái phủ định định lại tiếp tục biến đổi và tạo ra chu khỳ phủ định lần thứ hai) . Sự phủ định lần thứ hai được thực hiện dẫn tới sự vật mới ra đời. Sự vật này đối lập với cái được sinh ra ở lần phủ định thứ nhất. Nó dường như lập lại cái ban đầu nhưng nó được bổ sung nhiều nhân tố mới cao hơn, tích cực hơn. 

VD Hạt thóc Cây mạ Cây lúa 

Hạt thóc cho ra đời cây mạ (đây là phủ định lần 1) 

Cây mạ cho ra đời cây lúa (đây là phủ định lần 2). 

Cây lúa cho ra bông thóc (thóc lại cho ra thóc nhưng lần này không phải là 1 hạt mà là nhiều hạt)  

Như vậy sau hai lần phủ định sự vật dường như quay trở lại cái cũ, nhưng trên cơ sở mới cao hơn là đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển biện chứng thông qua phủ định của phủ định. 

Phủ định của phủ định làm xuất hiện sự vật mới là kết quả của sự tổng hợp tất cả nhân tố tích cực đã có và đã phát triển trong cái khẳng định ban đầu và trong những lần phủ định tiếp theo. Do vậy, sự vật mới với tư cách là kết quả của phủ định của phủ định có nội dung toàn diện hơn, phong phú hơn, có cái khẳng định bạn đầu và kết quả của sự phủ định lần thứ nhất. 

Kết quả của sự phủ định của phủ định là diểm kết thúc của một chu kỳ phát triển và cũng là điểm khởi đầu của chu kỳ phát triển tiếp theo. Sự vật lại tiếp tục phủ định biện chứng chính mình để phát triển. Cứ như vậy sự vật mới ngày càng mới hơn. 

Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự vật - xu hướng phát triển. Song phát triển đó không theo hướng thẳng mà theo đường "xoáy ốc".

Sự phát triển "xoáy ốc" là sự biểu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên. Mỗi vòng của đường xoáy ốc dường như thể hiện sự lặp lại, nhưng cao hơn, thể hiện trình độ cao hơn của sự phát triển. Tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao được thể hiện ở sự nối tiếp nhau từ dưới lên của các vòng trong đường "xoáy ốc". 

Ý nghĩa của phương pháp luận

Qúa trình phủ định mang tính đi lên, vì vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải có liềm tin vào xu hướng của sự phát triển.  

Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước.trong sự thay thế đó có sự tác động của các nhân tố chủ quan của con người, vì vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải phát huy tính năng động sáng tạo, phát hiện những cái mới thay thế những cái cũ lỗi thời. 

Phủ định mang tính kế thừa, vì vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải kế thừa những yếu tố tích cực. Kế thừa phát triển những tinh hoa văn hoá của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Loại bỏ những hủ tục lạc hậu, những tư tưởng lỗi thời mang tính bảo thủ. 

Trong quá trình đổi mới của nước ta cùng đều diễn ra theo chiều hướng đó. Nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự quản lý điều tiết của nhà nước tạo tiền đề phủ định nền kinh tế tập trung, bao cấp đặt nền móng cho xã hội phát triển cao hơn nó trong tương lai đó là xã hội xã hội chủ nghĩa.  

Tuy nhiên ở mỗi mô hình đều có đặc điểm riêng, do đó, chúng ta đã nhận thức được vấn đề và đã có cách thức tác động phù hợp với sự phát triển của thực  

tiễn đất nước, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và từng bước xóa bỏ đói nghèo nhưng không vì thế mà chúng ta không trân trọng cái cũ. 

Chúng ta đã biết giữ hình thức cải tạo nội dung, biết kế thừa và sử dụng đặc trựng tiến bộ của nền kinh tế tập trung là tiền đề để phát triển nền kinh tế thị trường trên cơ sở đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa.chính vì vậy mới có kết quả đáng mừng của 20 năm đổi mới. 

Tuy nhiên để có thành công như hôn nay, trong hoạt động của chúng ta, cả hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiến chúng ta phải vận dụng tổng hợp tất cả những quy luật một cách đầy đủ sâu sắc, năng động, sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể. Chỉ có như vậy hoạt động của chúng ta, kể cả hoạt động học tập, mới có chất lượng và hiệu quả cao.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #cau5th