Câu 5: Quan niệm của HCM về bản chất và vai trò của ĐCS Việt Nam?
Câu 5: Quan niệm của HCM về bản chất và vai trò của ĐCS Việt Nam?
1. Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Quy luật ra đời chung của các Đảng Cộng sản trên thế giới là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân.
- Hồ Chí Minh khẳng định sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam bao gồm sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Người nói: “chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930” (10, tr.8).
Do điều kiện lịch sử đặc thù ở Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, công nghiệp chưa phát triển do vậy GCCN chưa đông, phong trào chưa mạnh, trong khi đó phong trào yêu nước lại phát triển hết sức mạnh mẽ, có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân vì vậy chủ nghĩa Mác – Lênin đã được Hồ Chí Minh truyền bá trước hết vào phong trào yêu nước, làm cho phong trào yêu nước chuyển biến về chất theo con đường cách mạng vô sản, đồng thời người cũng đánh giá đúng đặc điểm, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân, làm cho phong trào công nhân phát triển từ tự phát sang tự giác. Trên cơ sở phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản thì Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập.
- Sự ra đời của ĐCSVN khẳng định CNMLN có thể kết hợp thành công với PTCN và PTYN ở thuộc địa, khẳng định sự sáng tạo của HCM trong việc thành lập Đảng; làm phong phú lý luận xây dựng Đảng của CNMLN.
2. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Hồ Chí Minh đặt vấn đề cách mạng trước hết phải có Đảng.
“Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” (2; 267, 268).
- Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu để đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Vì sao?
Đảng có vai trò đề ra đường lối chiến lược, sách lược, phương pháp cách mạng để dẫn dắt nhân dân đấu tranh, Đảng là nơi tập hợp, đoàn kết giáo dục giác ngộ quần chúng nhân dân lao động, hình thành sức mạnh to lớn của dân tộc, liên hệ với cách mạng thế giới tranh thủ sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ…
Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Nhưng quần chúng nhân dân phải được giác ngộ, được tổ chức, được lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn thì mới trở thành lực lượng to lớn, như nhiều chiếc đũa bó thành một bó chứ không phải mỗi chiếc một nơi, như con thuyền phải có người cầm lái vững vàng theo một phương hướng đúng đắn thì thuyền mới vượt được gió to sóng cả để đi đến bờ, đến bến.
3. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của GCCN, đội quân tiên phong của GCCN, mang bản chất của GCCN. Thể hiện ở chỗ:
+ Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của mình (cũng là nền tảng tư tưởng của GCCN).
+ Mục tiêu lý tưởng của Đảng là: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
+ Đảng được xây dựng theo những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, trong đó nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng là tập trung dân chủ.
- Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam còn là Đảng của nhân dân lao động, là Đảng của dân tộc Việt Nam.
Người nói: “Đảng là đảng của giai cấp lao động, mà cũng là đảng của toàn dân” (7, tr. 230.231).
- Đảng cộng sản Việt Nam không chỉ mang bản chất của GCCN VN mà còn là Đảng của nhân dân lao động, của cả dân tộc vì:
+ Lợi ích của Đảng: Đảng đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc cho nên nhân dân VN coi ĐCSVN là đảng của chính mình.
+ Cơ sở xã hội của Đảng: Đảng luôn luôn gắn bó mật thiết với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc trong tất cả các thời kỳ của cách mạng. Hồ Chí Minh rèn luyện Đảng luôn luôn chú trọng tính thống nhất giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc.
+ Thành phần đảng viên của Đảng: đảng viên của Đảng không chỉ bắt nguồn từ giai cấp công nhân mà còn bắt nguồn từ các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội.
4. Quan niệm về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền.
* Thế nào là Đảng cầm quyền?
- “Đảng cầm quyền” là thuật ngữ được dùng trong khoa học chính trị để chỉ một đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền nhằm thực hiện lợi ích của giai cấp mình.
(Ở các nước tư bản nếu như đảng nào giành được đa số phiếu trong nghị viện, thì có quyền lập chính phủ (nắm quyền hành pháp) nếu quá 2/3 số phiếu thì sẽ có quyền sửa đổi hiến pháp).
- Ở nước ta, sau khi Đảng CSVN lãnh đạo nhân dân giành được chính quyền, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. ĐCSVN đã thực sự trở thành Đảng cầm quyền.
* Quan niệm của HCM về Đảng cầm quyền.
- Cụm từ "Đảng cầm quyền" được Hồ Chí Minh ghi trong bản Di chúc của Người năm 1969. Theo HCM, Đảng cầm quyền là Đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong điều kiện Đãng đã lãnh đạo quần chúng nhân dân giành được quyền lực nhà nước và Đảng trực tiếp lãnh đạo bộ máy Nhà nước đó để tiếp tục hoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH.
- Mục đích, lý tưởng của Đảng cầm quyền: đó là vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, Đảng luôn phải đặt lợi ích của tổ quốc của nhân dân lên trên hết, đó là mục đích, là lý tưởng cao cả không bao giờ được thay đổi trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người chỉ rõ: "Những người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho CNXH hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới". (11, 372)
- Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Quan điểm này của HCM về Đảng cầm quyền là sự vận dụng, phát triển hết sức sáng tạo lý luận Mác - Lênin về Đảng vô sản kiểu mới. Hai khái niệm “lãnh đạo” và “đầy tớ” tuy hai mà một, tuy một mà hai.
+ Xác định "người lãnh đạo" là xác định quyền lãnh đạo chung nhất của Đảng đối với toàn bộ XH và khi có chính quyền, Đảng lãnh đạo chính quyền Nhà nước. Đối tượng lãnh đạo của Đảng là toàn thể quần chúng nhân dân trong toàn dân tộc, nhằm đem lại độc lập cho dân tộc, tự do và ấm no hạnh phúc cho nhân dân - trước hết là quần chúng nhân dân lao động.
+ Theo HCM, Đảng lãnh đạo không có nghĩa là đứng trên quần chúng, đứng ngoài quần chúng mà phải bằng phương pháp thích hợp, Đảng lãnh đạo phải bằng giáo dục, thuyết phục, nghĩa là Đảng phải làm cho dân tin, dân phục để dân theo, chứ không phải bằng mệnh lệnh hành chính. Nhưng muốn lãnh đạo được, Đảng phải có tư cách, phẩm chất, đạo đức cần thiết. Vì theo Người: “quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức”.
+ Đảng là người lãnh đạo nhưng HCM chỉ rất rõ: Đảng phải sâu sát, gắn bó mật thiết với nhân dân, lắng nghe ý kiến của dân, khiêm tốn, học hỏi nhân dân và phải chịu sự kiểm soát của nhân dân.
+ Với tư cách là người lãnh đạo, theo HCM, Đảng cũng có nghĩa bao hàm cả trách nhiệm "là người đầy tớ" của dân, "đầy tớ" ở đây không có nghĩa là "tôi tớ, tôi đòi hay theo đuôi quần chúng" mà là tận tâm, tận lực phục vụ nâhn dân nhằm đem lại các quyền và lợi ích cho nhân dân.
+ "Đã phụng sự nhân dân, thì phải phụng sự cho ra trò. Nghĩa là việc gì có lợi cho dân thì phải làm cho kỳ được. Việc gì có hại cho dân, thì phải hết sức tránh". (6, 88)
---> Người sử dụng cụm từ "đầy tớ trung thành" là để nhắc nhở và chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên trong mọi hoạt động của mình đều phải quan tâm thực sự đến lợi ích của nhân dân: "khổ trước thiên hạ, vui sau thiên hạ".
+ Dù là "người lãnh đạo" hay "người đầy tớ", theo quan điểm của HCM đều hết lòng, hết sức vì dân, phục vụ nhân dân. Đảng lãnh đạo tốt cũng có nghĩa là làm người đầy tớ tốt.
- Đảng cầm quyền, dân là chủ.
+ HCM nhấn mạnh rằng: "Đảng lãnh đạo cách mang là để thiết lập và củng cố quyền làm chủ của nhân dân. Theo Người, quyền lực thuộc về nhân dân là bản chất, là nguyên tắc của chế độ mới. Một khi xa rời nguyên tắc này, Đảng sẽ trở thành đối lập với nhân dân. Dân làm, Đảng lãnh đạo, Đảng phải lấy dân làm gốc". Người nói: “cách mạng rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người”.
+ Mặt khác, dân muốn làm chủ thực sự thì phải theo Đảng. Mỗi người dân phải biết lợi ích và bổn phận của mình tham gia vào xây dựng chính quyền. Đồng thời, dân cũng phải có năng lực làm chủ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro