Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

câu 5

Định nghĩa và phân loi dung dch

Dung dịch là một hệ đồng nhất của hai hay nhiều chất có tỉ lệ khác nhau thay đổi

trong một phạm vi rộng.

Từ định nghĩa đó có thể có:

- Dung dịch rắn, ví dụ các hợp kim.

- Dung dịch khí, ví dụ không khí.

- Dung dịch lỏng, ví dụ dung dịch của các chất rắn (đường, NaCl...), khí (O2, NH3...),

lỏng (C2H5OH, benzen...) trong nước.

Các nhà hóa học và sinh học thường tiếp xúc với các dung dịch lỏng mà chất lỏng ở

đây thường là nước. Trong các dung dịch này, nước là môi trường phân tán được gọi là dung

môi, các chất phân tán gọi là các chất tan.

Theo bản chất của chất tan, người ta phân chia thành:

- Dung dịch không điện li: Chất tan có mặt trong dung dịch dưới dạng phân tử. Ví dụ

dung dịch đường, C2H5OH, O2 trong nước.

- Dung dịch điện li: Trong dung dịch có mặt cả phân tử và ion. Ví dụ dung dịch của

các muối, axit, bazơ... trong nước.

2. Nng độ dung dch

Nồng độ dung dịch là đại lượng biểu thị chất tan trong dung dịch.

Có một số cách biểu thị nồng độ tùy thuộc vào mục đích sử dụng.

2.1. Nồng độ phần trăm.

Kí hiệu % Nồng độ phần trăm biểu thị bằng số gam chất tan trong 100 gam dung dịch.

Ví dụ: Dung dịch huyết thanh ngọt là dung dịch glucoza 5% (5 gam glucoza hòa tan

trong 95 gam nước).

2.2. Nồng độ mol hay mol/lít.

Kí hiệu M

Nồng độ mol được biểu thị bằng số mol chất tan trong 1 lít dung dịch.

Ví dụ: Dung dịch NaOH 0,1 M là dung dịch có 4 gam NaOH trong 1 lít dung dịch.

Muốn có dung dịch này, người ta phải cân chính xác 4 gam NaOH và thêm nước đến thể tích

cuối cùng là 1 lít.

2.3. Nồng độ đương lượng.

Kí hiệu N

Nồng độ đương lượng được biểu thị bằng số đương lượng gam chất tan trong 1 lít

dung dịch.

Đương lượng gam của một chất là lượng chất đó tính bằng gam khi phản ứng

tương đương (kết hợp hay thay thế) 1 nguyên tử gam hidro (1,008 gam).

Đương lượng gam của một chất phụ thuộc vào phản ứng mà nó tham gia vào.

* Đương lượng gam của đơn chất

Đương lượng gam của hợp chất tham gia phản ứng trao đổi:

Như vậy: Đương lượng gam của một chất trong phản ứng trao đổi bằng phân tử

gam chia cho số điện tích dương hay âm mà một phân tử chất đó đã trao đổi.

* Đương lượng gam của hợp chất tham gia phản ứng oxi - hóa khử

Đương lượng gam của một chất trong phản ứng oxi - hóa khử bằng phân

tử gam của chất đó chia cho số electron mà một phân tử chất đó cho hoặc nhận

2.4. Nồng độ molan.

Kí hiệu mNồng độ molan biểu thị số mol chất tan trong 1000 gam dung môi.

Ví dụ: Dung dịch glucoza 0,5 m là dung dịch gồm 90 gam glucoza trong 1000 gam

nước.

2.5. Nồng độ phần mol hay nồng độ mol riêng phần

Nồng độ phần mol của một chất i nào đó được tính bằng tỉ số số mol của chất đó và

tổng số số mol của tất cả các chất tạo nên dung dịch:

Ni=ni/ Σni

Ni: nồng độ phần mol của chất i

ni: số mol chất i

Σni: tổng số mol của các chất tạo nên dung dịch

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #quy