Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Không Tên Phần 1

Câu V: Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Trả lời:
 Vận dụngnguyên lý của chủ nghĩa Mac-Lenin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh xác định Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp của chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Thể hiện:
- Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của chủ nghĩa Mác- Lenin đối với cách mạng nói chung và đối với sự hình thành Đảng Cộng Sản Việt Nam nói riêng.
- Đánh giá cao vị trí vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam và phong trào công nhân. Giai cấp công nhân lúc bấy giờ tuy còn nhỏ bé, phong trào công nhân còn yếu nhưng họ vẫn giữ vai trò cách mạng vì:
 +Đó là giai cấp tiên tiến nhất đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ, đại diện cho phương thức sản xuất mới, gánh trách nhiệm đánh đổ chủ nghĩa tư bản và đế quốc để xây dựng một xã hội mới.
 +Đó là giai cấp có tinh thần cách mạng kiên quyết triệt để nhất, có tổ chức kỹ luật cao.
 +Giai cấp công nhân có chủ nghĩa Mac-Lenin làm nền tảng tư tưởng.
-Phong trào yêu nước là một thành tố quan trọng trong việc ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam vì:
 +Phong trào yêu nước có vị trí vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam.
 +Chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là nhân tố chủ đạo quyết đính sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc ta.
 + Phong trào yêu nước Việt Nam là phong trào rộng lớn nhất có trước phong trào công nhân hàng nghìn năm lịch sử. Nó cuốn hút mọi tầng lớp nhân dân, toàn dân tộc đứng lên chống kẻ thù.
 + Phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước vì nó đều có mục tiêu chung.
Phong trào công nhân từ khi mới ra đời đã kết hợp với phong trào yêu nước. Cơ sở của sự kết hợp từ đầu, liên tục, chặt chẽ giữa 2 phong trào này do cơ bản cơ bản của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với bọn đế quốc và tay sai, cả 2 phong trào đều có mục tiêu chung là giải phóng dân tộc làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, xây dựng đất nước giàu mạnh. Khác với những người cộng sản Phương Tây, Hồ Chí Minh và những người cộng sản Việt Nam đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Leenin , từ giác mộ dân tộc đến giác mộ giai cấp.
 + Phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân ngay từ đầu. Hai giai cấp này hợp thành đội quân chủ lực của cách mạng.
 + Phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trí thức Việt Nam là người châm ngòi nổ cho các phong trào yêu nước giải phóng dân tộc. Họ cũng rất nhạy cảm chủ động và có cơ hội đón nhận những luồn gió mới của tất cả các trào lưu tư tưởng trên thê giới vào Việt Nam.
   Quy luật về sự hình thành của Đảng Cộng sản Việt Nam là một luận điểm cực kỳ sáng tạo (bổ sung chủ nghĩa yêu nước vào các thành tố kết hợp và đề cao vai trò trí thức yêu nước đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam), có ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ đối với cách mạng nước ta mà còn ảnh hưởng đến phong trào cách mạng thế giới.

   Thực tiễn cho thấy, khi Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam từ năm 1925 đã có sự chuyển hướng mạnh mẽ theo xu hướng vô sản. Khi phong trào lên cao đòi hỏi phải có đảng tiên phong dẫn đường. Đáp ứng đòi hỏi khách quan đó, ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sự ra đời tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, đáp ứng được nhu cầu của lịch sử, đáp ứng nguyện vọng của đại đa số tầng lớp nhân dân vì mục tiêu giành độc lập và xây dựng xã hội mới 

Câu VI:Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung và hình thức của đại đoàn kết dân tộc.
Trả lời:

* Nội dung đại đoàn kết dân tộc

  Đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
- Cơ sở:
 +Xuất phát từ nhận thức cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, muốn có sức mạnh từ lực lượng quần cúng đông đảo nhất để tham gia vào tiến trình thay đổi xã hội cũ bằng một xã hội tiến bộ đòi hỏi lực lượng đó phải có hành động tự giác, phải được giác ngộ, giáo dục và tổ chức thành một khối. Đó là khối đại đoàn kết dân tộc.
+Dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu là tòan thể con dân Việt Nam có lòng yêu nước, trừ một bộ phận ôm chân đế quốc, phản bội lại quyền lợi của nhân dân, là “mỗi một người con Rồng cháu Tiên”, không phân biệt đa số hay thiểu số, có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, không phân biệt “ già, trẻ, gaí trai, giàu , nghèo, quý tiện”.

+Dân và nhân dân trong tư tưởng HCM vừa được hiểu với tư cách là mỗi con người Việt Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, với những mối liên hệ cả quá khứ và hiện tại, họ là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết dân tộc thực chất là đại đoàn kết toàn dân.
- Đại đoàn kết toàn dân-đại đoàn kết dân tộc:
+ Đoàn kết là tập hợp tất cả mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung.
+ Đoàn kết không những rộng rãi mà còn phải lâu dài.
+ Đoàn kết không những để đấu tranh cho độc lập dân tộc thống nhất đất nước mà còn để xây dựng xã hội, đất nước giàu mạnh.
+ Đoàn kết phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp- dân tộc. Như Hồ Chí Minh đã chỉ rõ Các tầng lớp nhân dân ta: công-nông, lao động trí óc, các nhà công thương, đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo, tín ngưỡng,.. ai nấy hãy làm tròn nghĩa vụ của người công dân, người chủ nước nhà, giúp chính quyền giữ trật tự an ninh, tăng cường đoàn kết.
  Đoàn kết đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa-đoàn kết của dân tộc đồng thời phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào con người.
- Truyền thống yêu nước luôn đứng đầu trong bảng giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước tạo nên ý chí kiên cường bất khuất, đã trở thành chủ nghĩa yêu nước mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước xuất phát từ tình cảm cố kết cộng đồng dân tộc, tình thương yêu con người và hướng con người đến cuộc sống đạo lý. Truyền thống đó đã trở thành triết lý nhân sinh, là cội nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.
-Để thực hiện đoàn kết cần phải có lòng khoan dung độ lượng đối với con người. Hồ Chí Minh chỉ rõ, trong mỗi cá nhân cũng như cộng đồng đều có những ưu điểm, khuyết điểm, mặt tốt mặt xấu, cho nên vì lợi ích của cách mạng cần phải có lòng khoan dung độ lượng, trân trọng cái phần thiện dù là nhỏ nhất ở mỗi người để có thể tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng.
- Phải đoàn kết một cách thực sự. Người viết: “ Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này thế khác đều là dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Rồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa
họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang”.
- Đoàn kết là sự tiếp nối truyền thống văn hóa của dân tộc, thể hiện sự khoan dung, độ lượng đối với con người, chứ không phải là một sách lược nhất thời, hay một thủ đoạn chính trị mà đó là một chiến lược lâu dài của cách mạng.


* Hình thức khối đại đoàn kết dân tộc:
   
Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là mặt trận dân tộc thống nhất.

- HCM là người sáng lập mặt trận dân tộc thống nhất, nhằm đoàn kết toàn dân để cứu nước nhà. Mặt trận là lực lượng to lớn bao gồm các giai cấp và các lực lượng, cá nhân yêu nước. Mặt trận phải đoàn kết các đảng phái, các nhân sĩ, các tôn giáo. Mặt trận từ khi ra đời đến nay, tùy theo nhiệm vụ cụ thể của từng thời kỳ cách mạng khác nhau mà có những tên khác nhau nhưng bản chất, mục đích lý tưởng của Mặt trận thì không thay đổi, đó là đoàn kết toàn dân đấu tranh để giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà, xây dựng một nước Việt Nam văn minh, giàu mạnh.
  +1930: Hội phản đế đồng minh
  +1936: Mặt trận dân chủ
  +1939: Mặt trận nhân dân phản đế
  +1941:Mặt trần Việt Minh
  +1946: Mặt trận Liên Việt
  +1960: Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam
  +1975 đến nay: Mặt trận tổ quốc Việt Nam

- Đảng Cộng Sản Việt Nam là 1 thành viên không thể thiếu của Mặt trận, nhưng là thành viên lãnh đạo đối với Mặt trận.

 Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của mặt trận dân tộc thống nhất:

1.Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nông và lao động trí óc, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN

 -Đoàn kết rộng rãi mọi người VN  yêu nước, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp,…..tạo thành 1 khối đoàn kết chặt chẽ có tổ chức.

   Đoàn kết rộng rãi nhưng phải lấy liên minh công nông, trí thức làm nền tảng và do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.  Hồ Chí Minh nói: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông nhân và tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết”. Người nói: “Vì họ là người trực tiếp sản xuất tất cả mọi tài phú làm cho xã hội sống. Vì họ đông hơn hết, mà cũng  bị áp bức bóc lột nặng nề hơn hết. Vì ý chí cách mạng của học chắc chắn và bền bỉ hơn mọi tầng lớp khác”.
  - Tuy nhấn mạnh vai trò nòng cốt của liên minh công nông nhưng Người cũng luôn luôn chống lại khuynh hướng hẹp hòi, cô độc, đồng thời đề cao sự cần thiết mở rộng đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác nhất là với trí thức.

  -Sự lãnh đạo của Đảng đối với mặt trận dân tộc thống nhất là 1 tất yếu vì chỉ có Đảng của giai cấp công nhân được vũ trang bởi chủ nghĩa Mác-Lê nin mới đánh giá đúng vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân trong lịch sử, chính Đảng ta đã đứng ra lập các hội quần chúng và đưa vào tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất. Đối với HCM sự lãnh đạo này vừa là tất yếu vừa có điều kiện . . Năm 1939, HCM chỉ rõ “Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hằng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng thì Đảng mới dành được địa vi  lãnh đạo”.

2.Mặt trận dân tộc phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của tầng lớp nhân dân.

-Ngay từ bài xã luận trên báo Thanh niên số đầu tiên, Người đã chỉ rõ: chỉ có thể đoàn kết nếu có chung một mục đích,chung số phận. Nếu không suy nghĩ như nhau, không theo đuổi mục đích chung,không có chung số phận, thì cho dù có kêu gọi đoàn kết, đoàn kết cũng vẫn không thể có được. Mặt trận tập hợp đoàn kết các giai cấp và các tầng lớp vốn có lợi ích chung và lợi ích riêng rất khác nhau. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc trước hết phải được thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm lợi ích tối cao cuả dân tộc và quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động.

- HCM luôn lấy cái chung, cái tương đồng để khắc phục cái riêng cái khác biệt, lấy tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do” làm mẫu số chung để thực hiện đại đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp, đấu tranh cho thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc .

-Bên cạnh HCM vẫn quan tâm thích đáng đến lợi ích của giai cấp tư sản dân tộc, trí thức và các nhân sĩ tiến bộ.

3. Mặt trận dân tộc phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày rộng rải bền vững.

-Các thành viên tham gia Mặt trận  trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, địa vị bình đẳng và tính độc lâp về tổ chức của mỗi thành viên được tôn trọng.

-Trong sinh hoạt và hoạt động thì mỗi thành viên tự do trình bày ý kiến của mình, cùng trao đổi, bàn bạc thương lượng đi đến thỏa thuận tự nguyện, không áp đặt, không lấy đa số buộc thiểu só chấp nhận. nếu có ý kiến khác nhau trên những vấn đề cụ thể thì tiến hành thỏa thuận, phân tích làm rỏ đúng sai. Mục tiêu của hiệp thương dân chủ là đi tới thỏa thuận chương trình hành động chung.

-Trong chương trình hành động chung đã được thỏa thuận, các thành viên có trách nhiệm giúp đỡ nhau trong quá trình tổ chức thực hiện và không có gì cản trở các thành viên khác thực hiện những điểm của chương trình  hoạt dộng mà riêng mình chưa tán thành.

4.Mặt trân dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẻ, lâu dài, đoàn kết thật sự chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

-Mặt trận lấy tuyên truyền giáo dục, vận động, thuyết phục làm phương thức chủ yếu, vừa  đoàn kết vừa đấu tranh, lấy chân thành tin yêu để cảm hóa, thực hiện hợp tác lâu dài,giúp đở nhau cùng tiến bộ.

-Công tác Mặt trận thực chất là công tác dân vận, do đó phương thức hoạt động chủ yếu là vận động thuyết phục để khêu gợi tính tự giác cách mạng của quần chúng nhân dân.
-Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản vừa là lực lượng lãnh đạo vừa là thành viên của Mặt trận, vì vậy Đảng có trách nhiệm trình bày các chủ trương, chính sách của mình với mặt trận, cùng các thành viên khác bàn bạc hiệp thương dân chủ để tìm ra giải pháp tích cực, phối hợp thống nhất hành động nhằm phát động toàn dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.

-Phải tranh thủ lôi kéo được các lực lượng trung gian đứng về phía cách mạng, quyết không để cho kẻ địch có thể lợi dụng. Đó là các tầng lớp nhân trên, các nhân sĩ trí thức có danh vọng các viên chức cao cấp, người đứng đầu các tôn giáo già làng, trưởng bản có uy tín trong các dân tộc thiểu số kể cả những người nhất thời lầm lạc..
Điều kiện để lôi kéo được họ là đòi hỏi cán bộ đảng viên làm công tác mặt trận phải có tấm lòng nhân ái, khoan dung độ lượng, khắc phục thiên kiến hẹp hòi, thiển cận.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: