Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

câu 49

Luật phá sản năm 2004 đã dành cả Chương II để quy định về việc nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Chương này có 20 điều, từ Ðiều 13 đến Ðiều 32, tăng 12 điều so với Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993.

* Đối tượng nộp có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Chương này, trước hết quy định thành phần những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Luật phá sản năm 2004 quy định quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của: chủ nợ và người lao động. Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động và nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì người lao động cử người đại diện hoặc thông qua đại diện công đoàn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

Ðại diện cho người lao động được cử hợp pháp sau khi được quá nửa số người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký.

Ðối với doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải được quá nửa số người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành.

Ðồng thời, mở rộng thành phần những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, đó là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, cổ đông các công ty cổ phần và thành viên của công ty hợp danh.

Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.

Ðối với công ty cổ phần, khi nhận thấy công ty lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty. Nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo Nghị quyết của đại hội cổ đông.

Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành được đại hội cổ đông, thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu hơn 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất sáu tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó. Còn đối với công ty hợp danh, khi nhận thấy công ty lâm vào tình trang phá sản thì thành viên hợp danh cũng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó.

Một điểm mới nữa là quy định rõ nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản (Ðiều 15). Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp, hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

Bổ sung quy định mới về tạm ứng chi phí phá sản (Ðiều 21). Theo đó, phí phá sản được dùng để tiến hành thủ tục phá sản. Tòa án quyết định việc nộp phí phá sản trong từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp về phí và lệ phí. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản theo quyết định của tòa án, trừ trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người lao động.

* Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thấy cần sửa đổi đơn, bổ sung tài liệu thì tòa án yêu cầu người nộp đơn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của tòa án. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày người nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản.

Trong trường hợp người nộp đơn không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì ngày thụ lý đơn là ngày tòa án nhận được đơn. Tòa án phải cấp cho người nộp đơn giấy báo đã thụ lý đơn.

Bên cạnh quy định về thông báo thụ lý đơn mở thủ tục phá sản, lý do trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, trình tự khiếu nại việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, phá sản năm 2004 đã bổ sung quy định chuyển việc giải quyết phá sản cho tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền. Ðây là quy định quan trọng trong việc thụ lý đơn yêu cầu phá sản. Theo quy định này, sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu thấy việc giải quyết phá sản không thuộc thẩm quyền của mình thì tòa án đã thụ lý đơn chuyển việc giải quyết phá sản cho tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người nộp đơn biết.

Khi có tranh chấp về thẩm quyền giữa các tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh thì chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Tranh chấp về thẩm quyền giữa các tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh khác nhau hoặc giữa các tòa án nhân dân cấp tỉnh thì Chánh án tòa án Nhân dân tối cao giải quyết.

Ðể bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, phá sản năm 2004 đã bổ sung các quy định về việc tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, kể từ ngày tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, cụ thể là, việc thi hành án dân sự, tạm đình chỉ giải quyết các vụ án đòi tài sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản và tạm đình chỉ việc xử lý tài sản bảo đảm của các chủ nợ có bảo đảm.

Còn có các quy định về việc quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản; thông báo quyết định mở thủ tục phá sản; hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản; các hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm, hoặc bị hạn chế và việc khiếu nại quyết định không mở thủ tục phá sản.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: