Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Câu 4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của CNXH

Câu 4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của CNXH

*MỤC TIÊU CỦA CNXH

*Mục tiêu tổng quát

Không ngừng nâng cao đời sông vật chất và tinh thần của nhân dân sao cho

XH ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng và tinh thần ngày càng tốt.

*Mục tiêu chính trị:

-CNXH là một XH do nhân dân lao động làm chủ, thiết lập nhà nước của dân,

do dân và vì dân.

-Trong XH đó, Đảng phải lãnh đạo, NN quản lí, nhân dân làm chủ.

-CP là đầy tớ chung của nhân dân. Nhân dân là người làm chủ thì phải năng

động, chủ động, không trông chờ, ỷ lại.

*Mục tiêu Kinh tế:

-CNXH có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và

chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.

-Tuy nhiên, theo HCM, ở thời kì quá độ, nền kinh tế còn nhiều hình thức sở

hữu và các thành phần kinh tế, trong đó "KT quốc doanh là hình thức sở hữu của toàn dân, nó lãnh đạo nền KT quốc dân và NN phải ưu tiên cho nó phát triển". -"Trên cơ sở XHCN càng phát triển, cách bóc lột theo CNTB được xoá bỏ dần, đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân ngày càng cải thiện".

*Mục tiêu về văn hoá XH

+Văn hoá

-CNXH là một XH phát triển cao về văn hoá và Đạo đức.

-Văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của CNXH. Phải xây dựng nền văn

hoá lấy hạnh phúc của dân tộc của đồng bào làm cơ sở. Văn hoá phải có vai trò soi đường cho quốc dân đi.

-Văn hoá tư tưởng với tính độc lập tương đối của nó, có thể đi trước mở đưởng

cho CM XHCN.

Do vậy, cần đẩy mạnh CM tư tưởng văn hoá để CN Mác - Lênin chiếm ưu thế

tuyệt đối trong đời sống và trờ thành hệ tư tưởng của nhân dân.

+Xã hội

-Xây dựng quan hệ XH công bằng, dân chủ, quan hệ giữa người và người tốt

đẹp.

-Phải đào tạo con người. HCM đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của CNXH là đào

tạo con người vì mục tiêu cao nhất và quyết định nhất của công cuộc xây dựng chính là con người, phải đào tạo con người có năng lực, có tinh thần làm chủ, có ĐĐ, kiến thức, nhạy bén với cái mới, dám nghĩ, dám làm.

*Tóm lại: Quan niệm của HCM về CNXH là một quan niệm khoa học hoàn chỉnh, được đúc kết từ lí luận và thực tiễn, dựa trên học thuyết hình thái KTXH của CN Mác - Lênin đồng thời phản ánh, bổ sung một số truyền thống, đặc điểm của VN.

*ĐỘNG LỰC CỦA CNXH

Động lực là tất cả những nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của KTXH

thông qua hoạt động con người. Xét cho cùng các động lực muốn phát huy tác dụng đều phải thông qua con người. Do đó bao trùm lên vẫn là động lực con người với 2 bình diện: bình diện cộng đồng và bình diện cá nhân.

*Ở bình diện cộng đồng

-Muốn xây dựng CNXH phải phát huy sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng

dân tộc (bao gồm tất cả công dân, các tầng lớp nhân dân, công nhân, trí thức, các đoàn thể, dân tộc,tôn giáo, đồng bào trong nước, kiều bào nước ngoài...)

-Nền tảng của sức mạnh đoàn kết dân tộc là công nông và trí thức. Xây dựng

CNXH không phải là nhiệm vụ riêng của công nông mà là sự nghiệp chung của toàn dân tộc.

-Xây dựng CNXH thành công mới tăng cường được sức mạnh dân tộc, giữ

vững độc lập, đáp ứng quyền phát triển của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc.

*Ở bình diện cá nhân

Phát huy sức mạnh con người với tư cách cá nhân người lao động, sức mạnh

cộng đồng được hình thành thông qua sức mạnh cá nhân.

-Chú ý tác động đến lợi ích và nhu cầu người lao động. Lợi ích cá nhân người

lao động là một trong những động lực trực tiếp thúc đẩy XH phát triển, là cơ sở để thực hiện lợi ích chung của tập thể và XH. Hơn nữa, lợi ích tập thể không phải là lợí ích trừu tượng mà rất cụ thể, gắn bó thiết thực tới lợi ích chính đáng của từng cá nhân trong tập thể và trong cộng đồng.

-Tác động vào động lực chính trị tinh thần

+Phát huy quyền làm chủ, ý thức làm chủ của người lao động. Dân có

dân chủ, CB Đảng viên có gương mẫu thì động lực chính trị tinh thần mới được phát huy.

+Thực hiện công bằng XH, tạo ra môi trường tốt đẹp, biết tôn vinh

những người biết vì mọi người. Phải có chính sách KT hợp lí, chính sách XH đúng đắn, CB phải gương mẫu, công tâm.

+Sử dụng vai trò tác động của các nhân tố tinh thần khác:

*Chính trị: xem trọng giáo dục chính trị CS, CB Đảng viên gương

mẫu, làm cho dân hiểu, dân tin, dân làm theo.

*Văn hoá: đem văn hoá lãnh đạo quốc dân thực hiện tự cường,

tự chủ, xúc tiến văn hoá để đào tạo con người mới, CB mới. Ưu thế của

phát triển kinh tế chính là trí tuệ con người

*Đạo đức: cái gốc làm nên sức mạnh trong đấu tranh, giáo dục

ĐĐ để các giá trị công bằng, dân chủ, tự do,... phổ biến trong đồng dân

tộc.

*Pháp luật: đảm bảo trật tự kỉ cương, tạo một môi trường ổn định

cho phát triển

*Ngoài các động lực còn phải kể đến hiệu lực quản lí của NN và vai trò

lãnh đạo của Đảng - hạt nhân của toàn hệ thống.

Theo HCM, hệ thống các động lực trên chỉ là nội lực, cần phải đươc kết

hợp với ngoại lực là sức mạnh thời đại, là đoàn kết quốc tế để tăng cường thế và lực trong nước cho sự phát triển CNXH.

* Ngoài ra cần khắc phục các trở lực kiềm hãm CNXH

-Đấu tranh chống CN cá nhân

-Đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu

-Chống chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỉ luật.

-Chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro