cau 4.
Câu 4/ Chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến 2030.
Số: 1216/QĐ-TTg, ngày 05 tháng 09 năm 2012
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ : PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
I/ Quan điểm, mục tiêu.
1/ Quan điểm chỉ đạo.
o Bảo vệ môi trường là yêu cầu sống còn của nhân loại; Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển bền vững; bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại nhưng vẫn giữ được tiềm năng và cơ hội cho các thế hệ mai sau; đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
o Phát triển phải tôn trọng các quy luật tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường; khuyến khích phát triển kinh tế phù hợp với đặc tính sinh thái của từng vùng, ít chất thải, các-bon thấp, hướng tới nền kinh tế xanh.
o Ưu tiên phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm; coi trọng tính hiệu quả, bền vững trong khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học; từng bước phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
o Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, là nghĩa vụ của mọi người dân; phải được thực hiện thống nhất trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, phân cấp cụ thể giữa Trung ương và địa phương; kết hợp phát huy vai trò của cộng đồng, các tổ chức quần chúng và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.
o Tăng cường áp dụng các biện pháp hành chính, từng bước áp dụng các chế tài hình sự, đồng thời vận dụng linh hoạt các cơ chế kinh tế thị trường nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm các quy định của pháp luật các yêu cầu, quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường được thực hiện.
o Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ tài nguyên và các giá trị của môi trường phải trả tiền; gây ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và đa dạng sinh học phải trả chi phí khắc phục, cải tạo, phục hồi và bồi thường thiệt hại
2/ Mục tiêu đến năm 2020
a) Mục tiêu tổng quát
o Kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường sống; nâng cao năng lực chủđộng ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
b) Mục tiêu cụ thể
o Giảm về cơ bản các nguồn gây ô nhiễm môi trường.
o Khắc phục, cải tạo môi trường các khu vực đã bịô nhiễm, suy thoái; cải thiện điều kiện sống của người dân.
o Giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; kiềm chế tốc độ suy giảm đa dạng sinh học.
o Tăng cường khả năng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ mức độ gia tăng phát thải khí nhà kính.
3/ Tầm nhìn đến năm 2030
o Ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng môi trường sống; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững đất nước.
II. ĐỊNH HƯỚNG CÁC NỘI DUNG, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ônhiễm môi trường
2. Cải tạo, phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái; đẩy mạnh cung cấp nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường
3. Khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
4. Xây dựng năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
III. CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ
1. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân trong bảo vệ môi trường
2. Hoàn thiện pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường
3. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ về bảo vệ môi trường
4. Phát triển ngành kinh tế môi trường để hỗ trợcác ngành kinh tế khác giải quyết các vấn đềmôi trường, thúc đẩy tăng trưởng, tạo thu nhập và việc làm
5. Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho bảo vệmôi trường
6. Thúc đẩy hội nhập và tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
1/ Trách nhiệm thực hiện Chiến lược
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, có trách nhiệm điều phối, giúp Thủ tướng Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện Chiến lược
Trách nhiệm của các bộ ngành và tổ chức khác
Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp, các tổ chức quần chúng khác và cộng đồng dân cư có trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường
2/ Giám sát và đánh giá việc thực hiện Chiến lược
o Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, chỉtiêu bảo vệ môi trường trong lĩnh vực, địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý của mình
o Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chiến lược;
v Một số điểm mới của chiến lược BVMT đến 2020 và tầm nhìn đến 2030
o Quan điểm chỉ đạo:
– Đã thể hiện quan điểm PTBV, quan tâm đến các thế hệ mai sau
– Tôn trọng các quy luật tự nhiên, cân bằng sinh thái
– Chú trọng nguyên tắc phòng ngừa và nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trae tiền
– Tăng cường năng lực ứng phó BĐKH
o Mục tiêu:
– Mục tiêu tổng quát không khác nhiều
– Đưa mục tiêu cụ thể thay vì đưa ra một số chỉ tiêu cụthể cần đạt được
o Tầm nhìn đến 2030:
– Chủ động ứng phó với BĐKH
– Xây dựng nền kinh tế xanh, ít chất thải, các bon thấp để PTBV đất nước
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro