câu 4
Câu 4: Nêu khái niệm về cân bằng sinh thái? Cho ví dụ? Phân tích các tác động của con người đến HST?
Trả lời:
1. Khái niệm cân bằng sinh thái:
-Khi có một nhân tố nào đó của môi trường bên ngoài tác động tới bất kì một thành phần nào đó của hệ, nó sẽ biến đổi. Sự biến đổi của một thành phần trong hệ kéo theo sự biến đổi của các thành phần tiếp, đãn đến sự biến đổi của cả hệ. Sau 1 thời gian, hệ sẽ thiết lập được 1 cân bằng mới, khác với tình trạng cân bằng trước khi tác động. Bắc các đó hệ biến đổi nhưng vẫn cân bằng. Cân bằng sinh thái chỉ tồn tại khi các điều kiện tồn tại và phát triển của từng thành phần trong hệ được đảm bảo ổn định.
VD: 1 cái hồ, khúc song, đô thị... Các sinh vật và môi trường sống nếu không có sự tác động của thiên nhiên, con người... thì hệ không biến đổi...
2. Phân tích tác động của con người đến hệ sinh thái:
-Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ sinh thái.
+Cơ chế của hệ sinh thái tự nhiên là tiến tới tỉ lệP/R=1,P/B=0, cơ chế này không có lợi cho con người, vi con người cần tạo ra năng lượng cần thiết cho mình bằng cách tao ra hệ sinh thái P/R>1,P/B>0.
→Con người thường tạo ra các hệ sinh thái nhân tạo: đồng cỏ chăn nuôi, đất trồng lương thực thực phẩm, các hệ sinh thái này thường kém ổn định. Để duy trì các hệ sinh thái nhân tạo, con người phải bổ sung thêm năng lượng dưới dạng sức lao động, xăng dầu, phân bón.
-Tác động vào các chu trình sinh địa hóa tự nhiên:
+Con người sử dụng năng lượng hóa thạch, tạo thêm một lượng khí CO2,SO2...
+Mỗi năm con người tạo thêm 550 tỷ tấn CO2 do đốt các loại nhiên liệu hóa thạch đang làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên của trái đất, dẫn tới việc thay đổi chất lượng và quan hệ của các thành phần môi trường tự nhiên.
+Các hoạt động của con người trên trái đất ngăn cả chu trình tuần hòan nước.
-Tác động vào các điều kiện môi trường của HST
+chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng sói mòn đất, thay đổi khả năng điều hòa nước và biến đổi khí hậu.
+Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác làm mất đi các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đối với môi trường sống của nhiều loại sinh vật và con người.
+Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nhiệp, khu đô thị, tao nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ.
+Gây ô nhiễm môi trường ở nhiều dạng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau.
-Tác động vào CBST
+Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm gia tăng mất CBST
+Săn bắt các loài động vật quý hiếm dẫn tới sự tuyệt chủng của nhiều loại động vật quý hiếm.
+Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ làm mất nơi cư trú của động thực vật
+Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên
+Đưa vào hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sv không có khả năng phân hủy như các loại tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kloại độc hại...
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro