Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Câu 3456 Đường lối

3. Hoàn cảnh lịch sử và nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp xâm lược 1946-54

- Hoàn cảnh lịch sử: Ngay từ khi tiến hành nổ súng xâm lược miền Nam, thực dân Pháp đã có dã tâm muốn chiếm lại cả Việt Nam. Mặc dù Chính phủ

ta và Pháp đã kí một số hiệp ước, tuy nhiên thực dân Pháp liên tục bội ước và khiêu khích. Tháng 11/1946, thực dân Pháp xâm lược Hải Phòng,

Lạng Sơn, gây ra nhiều cuộc khiêu khích, tàn sát dân thường tại Hà Nội. Ngày 19/12/1946, Trung ương Đảng họp Hội nghị Trung ương mở rộng tại

Vạn Phúc tìm cách đối phó. Hội nghịđã cử người sang phía Pháp đểđàn phán, nhưng không có kết quả. Như vậy là không thể hòa hoãn được nữa,

nếu còn nhân nhượng sẽ mất nước. Do đó Hội nghị hạ quyết tâm phát động cuộc kháng chiến trong cả nước và chủđộng tiến công trước khi Pháp

có thể tiến hành âm mưu đảo chính. Đêm 19/12, tất cả các chiến trường đồng loạt nổ súng, rạng sáng 20/12, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đư

ợc phát đi.

- Đường lối kháng chiến chống Pháp xâm lược:

Mục đích kháng chiến: Kế tục và phát triển sự nghiệp cách mạng tháng 8, đánh phản động thực dân Pháp xâm lược, giành thống nhất và độc lập.

Tính chất kháng chiến: Cuộc kháng chiến của dân tộc ta là một cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Đây là cuộc

chiến có tính chất toàn dân, toàn diện, lâu dài. Là một cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập, dân chủ và hòa bình. Đó là kháng chiến có tính

chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.

Chính sách kháng chiến: Liên hiệp với dân tộc Pháp để chống thực dân, đoàn kết với các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình và dân Mên, Lào.

Toàn dân kháng chiến, tự túc về mọi mặt.

Chương trình và nhiệm vụ kháng chiến: Đoàn kết toàn dân, thực hiện quân, chính, dân nhất trí. Động viên nhân lực, vật lực, tài lực, thực hiện

toàn dân, toàn diện kháng chiến, trường kỳ kháng chiến.

Phương châm tiến hành kháng chiến: Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình

là chính. Đánh địch về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.

Về chính trị: Đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, đoàn kết với Mên, Lào và các dân tộc yêu tự

do, hòa bình.

Về quân sự: Thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích

chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy.

Về kinh tế: Tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cung tự túc, tập trung phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công

nghiệp quốc phòng.

Về văn hóa: Xóa bỏ văn hóa thực dân, phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ mới theo 3 nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.

Về ngoại giao: Thực hiện thêm bạn bớt thù, biểu dương thực lực. Liên hợp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp. Sẵn sàng đàm phán

nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập.

Triển vọng kháng chiến: Nhất định thắng lợi.

4. Tình hình nước ta sau hiệp định Geneve năm 1954 và đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam do Đảng đề ra tại đại hội III

năm 1960.

- Tình hình đất nước sau hiệp định Geneve: Sau khi ký kết, thực dân Pháp buộc phải rút khỏi nước ta, tạm thời lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, và sau

đó đến năm 1956 cả nước tổ chức tổng tuyển cử. Tuy nhiên, ngay sau đó đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam, dựng nên chính quyền bù nhìn Sài Gòn

với âm mưu biến miền nam Việt Nam thành “thuộc địa kiểu mới”, căn cứ quân sự của Mỹ tại Đông Nam Á, chia cắt đất nước vĩnh viễn. Đế quốc Mỹ lúc này trở thành kẻ thù trực tiếp của dân tộc Việt Nam. Tại miền Bắc, chúng ta tiến hành xây dựng đất nước và đi lên xã hội chủ nghĩa trong nhiều

khó khăn. Tuy nhiên, thuận lợi lớn cho miền Bắc lúc này là có sựủng hộ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là khối xã hội chủ nghĩa.

- Đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam tại Đại hội III năm 1960:

Nhiệm vụ chung: Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiến quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng

thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sởđộc lập và dân chủ, xây dựng Việt Nam

hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ởĐông Nam Á và

thế giới.

Nhiệm vụ chiến lược: Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thống

nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

Mục tiêu chiến lược: Giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước, giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và tay sai, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.

Mối quan hệ của cách mạng 2 miền: Quan hệ mật thiết với nhau và thúc đẩy lẫn nhau.

Vai trò nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền: Cách mạng XHCN miền Bắc xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ cách mạng cua cả nước, hậu thuẫn cho

cách mạng miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên XHCN về sau, giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng và quá trình thống

nhất nước nhà. Cách mạng miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Con đường thống nhất đất nước: Kiên trì con đường hòa bình theo hiệp định Geneve, sẵn sàng tổng tuyển cử hiệp thương thống nhất Việt Nam vì

đây là con đường tránh hao tổn xương máu cho dân tộc, tuy nhiên cũng không quên cảnh giác, đặc biệt là với đế quốc Mỹ nếu chúng có âm mưu

gây chiến tranh hòng xâm lược miền Bắc.

Triển vọng cách mạng: Là một quá trình gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài, tuy nhiên thắng lợi nhất định thuộc về ta, Nam Bắc sum họp một

nhà, cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội.

5. Trình bày mục tiêu, quan điểm và định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Đảng đề ra.

- Mục tiêu: Cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù

hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã

hội công bằng, văn minh.

- Quan điểm:

Công nghiệp hóa gắn liền hiện đại hóa và gắn với phát triển kinh tế tri thức: Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có

vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, cuộc cách mạng KHCN tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã

hội. Cần phải tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn thời gian khi đã lựa chọn phát triển kết hợp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế

Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững: Để tăng trưởng kinh tế cần 5 yếu tố là vốn, khoa học

công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và nhà nước. Trong đó yếu tố con người là yếu tố quyết định. Do đó cần phải đặc biệt chú

ý đến phát triển giáo dục đào tạo đểđảm bảo đủ số lượng, cân đối về cơ cấu về trình độ, có khả năng nắm bắt và sử dụng các thành tựu khoa học

và công nghệ tiên tiến của thế giới và có khả năng sáng tạo công nghệ mới.

Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa: KHCN có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm

chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung. Nước ta lại tiến lên XHCN từ nền kinh tế kém phát triển và tiềm

lực KHCN còn thấp. Vì vậy cần phải phát triển KHCN, cần chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp với phát triển công nghệ nộiđịa để

nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ.

Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tếđi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên và đa d

ạng sinh học: Phải phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững.

- Định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn: Chuyển

dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường,

đầy nhanh tiến bộ KHKT và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa; khẩn tr

ương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới, hình thành các khu dân cưđô thị với kết cấu hạ tâng, kinh tế xã hội

đồng bộđiện - đường - trường – trạm; chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói giảm

nghèo.

Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ: Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp

phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động, tích cự thu hút vốn trong và

ngoài nước đểđầu tư thực hiện các dự án quan trọng, hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô, thu hút chuyên gia giỏi, cao cấp của nước ngoài và cộng

đồng người Việt tại nước ngoài. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế xã hội. Phát triển công nghiệp năng lượng gắn với công nghệ

tiết kiệm năng lượng, tăng nhanh năng lực và hiện đại hóa bưu chính viễn thông. Đối với dịch vụ, tạo bước phát triển vượt bậc, mở rộng và nâng

cao chất lượng các ngành truyền thống như vận tải, thương mại, BCVT, du lịch, phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghi

ệp, phục vụđời sống ở khu vực nông thôn.

Phát triển kinh tế vùng: Có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển nhanh hơn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh,

hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý của mỗi vùng và liên vùng, đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các vùng nhằmđem lại hiệu quả cao, khắc phục tình

trạng chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính. Xây dựng 3 vùng KT trọng điểmở miền Bắc, Trung, Nam thành các trung tâm công nghiệp lớn với

công nghệ cao, từđó tạo ra động lực lan tỏa đến các vùng khác và trợ giúp các vùng khác đặc biệt là các vùng khó khăn. Có chính sách hỗ trợ,

khuyến khích các doanh nghiệp đến đầu tư, kinh doanh tại các vùng khó khăn.

Phát triển kinh tế biển: Quy hoạch và phát triển có hiệu quả hệ thống cảng biển, vận tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, thủy hải sản, phát

triển du lịch biển. Đẩy mạnh công nghiệp đóng tàu, hình thành 1 số hành lang kinh tế ven biển.

Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ: Phát triển nguồn nhân lực, phát triển KHCN phù hợp với xu thế phát triển nhảy vọt của cách mạng

KHCN, chọn công nghệ hiện đại ngay ở các lĩnh vực then chốt. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành quả KHCN, tạo bước đột phá về năng su

ất chất lượng và hiệu quả trong từng ngành và lĩnh vực. Kết hợp chặt chẽ giữa khoa học công nghệ với giáo dục. Trọng dụng nhân tài, các nhà

khoa học đầu ngành, công nhân, kỹ thuật viên có tay nghề cao. Đổi mới căn bản cơ chế quản lý KHCN.

Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên: Tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia, nhất là đất, nước, khoáng

sản và rừng. Ngăn chặn các hành vi hủy hoại và gây ô nhiễm môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại nhiều khu vực. Quan tâm đ

ầu tư cho lĩnh vực môi trường, nhất là các hoạt động thu gom, tái chế xử lý chất thải, phát triển và ứng dụng công nghệ sạch hoặc công nghệ ít

gây ô nhiễm. Hoàn chính luật pháp, tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Từng bước hiện đại hóa công tác nghiên cứu, dự báo khí t

ượng thủy văn, chủđộng phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Xử lý tốt quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo vệ

môi trường, bảo đảm phát triển bền vững. Mở rộng hợp tác quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên.

6. Trình bày mục tiêu và các quan điểm cơ bản về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN do Đảng đề ra.

- Mục tiêu

Từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, bảo đảm cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển thuận lợi. Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đi đôi với phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Hình thành 1 số tập đoàn kinh tế, các

tổng công ty đa sở hữu, áp dụng mô hình quản trị hiện đại, có năng lực cạnh tranh quốc tế.

Đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công.

Phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước, từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới.

Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân trong quản

lý, phát triển kinh tế xã hội.

- Quan điểm

Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của

Việt Nam, bảo đảmđịnh hướng XHCN của nền kinh tế.

Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế, giữa các yếu tố thị trường và các loại thị trường, giữa thể chế kinh tế với

thể chế chính trị, xã hội, gữa nhà nước, thị trường và xã hội. Gắn kết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển

văn hóa và bảo vệ môi trường.

Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta, chủđộng và tích

cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Chủđộng, tích cực giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, bức xúc, đồng thời phải có bước đi vững chắc, vừa làm tổng kết rút kinh

nghiệm.

Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá trình

hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: