Câu 3-TTHCM
Câu 3: Trình bày các quan điểm của HCM về vấn dề dt ở VN? Vận dụng tư tưởng HCM về vấn dề dt trong công cuộc đổi mới hiện nay?
* Dt là 1 vấn đề rộng lớn. C.Mác, Ph.Ăngghen k đi sâu giải quyết vấn đề dt, vì thời đó ở Tây Âu vấn đề dt đã đc giải quyết trong CM tư sản; hơn nữa, các ông chưa có đk nghiên cứu sâu về vấn đề dt thuộc địa.
Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, CM giải phóng dt trở thành 1 bp của CM vô sản TG, V.I.Lenin có cơ sở thực tiễn để phát triển vấn đề dt thuộc địa thành 1 hệ thống lý luận. Tuy cả C.Mác, Ph.AWngghen và V.I.Lenin đã nêu những quan điểm cơ bản về mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dt và vấn đề giai cấp, tạo cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc xác định chiến lược, sách lược của các Đảng cộng sản về vấn đề dt và thuộc địa, nhưng từ thực tiễn CM vô sản ở châu Âu, các ông vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn đề giai cấp. Đk những năm đầu thế kỷ XX trở đi đặt ra yêu cầu cần vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận Mác Lenin cho phù hợp với thực tiến ở các nc thuộc địa; chính HCM là ng đã đáp ứng yêu cầu đó dựa vào các yêu cầu của thực tiễn ở VN.
1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dt.
Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhât của các dt thuộc địa. HCM nói: "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu". Trong quá trình tìm đg cứu nc, HCM đã tìm hiểu và tiếp nhận những nhân tố về quyền con ng trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1791 của CM Pháp. Từ đó, Ng đã khái quát và nâng lên thành quyền của các dt: "Tất cả các dt trên TG đều sinh ra bình đẳng, dt nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Năm 1919, vận dụng nguyên tắc dt tự quyết thiêng liêng đã đc các nc đồng minh thắng trận trong Chiến tranh TG thứ nhất thừa nhận, thay mặt nhh]ngx ng VN yêu nc, Ng gửi tới Hội nghị Vec-xây (Pháp) bản Yêu sách gồm tám điểm, đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân VN. Bản yêu sách chưa đề cập vấn đề độc lập hay tự trị, mà tập trung vào 2 nd cơ bản:
Một là, đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho ng bản xứ Đông Dương như đối với ng châu Âu. Cụ thể là, phải xóa bỏ các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ khủng bố, đàn áp bp trung thực nhất trong nhân dân (tức những ng yêu nc); phải xóa bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh và thay thế bằng chế độ ra các đạo luật.
hai là, đòi các quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân, đó là các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do hội họp, tự do cư trú...
Bản Yêu sách đó k đc bọn đế quốc chấp nhận. NAQ kết luận: Muốn giải phóng dt, k thể bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài, mà trc hết phải dựa vào sức mạnh của chính dt mình.
Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, HCM xác định mục tiêu: "Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn pk", "Làm cho nc Nam đc hoàn toàn độc lập". CM tháng 8 thành công, Ng thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, long trọng khẳng định trc toàn TG: "Nc VN có quyền hưởng tự do và độc lập". Toàn thể dt VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".
+ Hòa bình chân chính trong nền độc lập dt để nhân dân xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cũng là quyền cơ bản của dt. Hòa bình k thể tách rời đọc lập dt và muốn có hòa bình thật sự thì phải có độc lập thật sự. HCM đã nêu: "...Nhân dân chúng tôi thành thật monh muốn hòa bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: Toàn vẹn lãnh thổ cho tổ quóc và độc lập cho đất nc". Chân lý có giá trị cho mọi thời đại "Không có gì quý hơn độc lập, tự do".
+ Độc lập dt phải gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
2. Chủ nghĩa dt là 1 động lực lớn ở các nc đang đấu tranh giành độc lập
theo HCM, do kinh tế còn lạc hậu, chưa phát triển, nên sự phân hóa giai cấp ở Đông Dương chưa triệt để, vì thế cuộc đấu tranh giai cấp k diễn ra giống như ở phương Tây, điều này có ý nghĩa đối với các dt phương Đông: có sự tương đồng lớn, dù là ai, cũng đều là nô lệ mất nc. Chủ nghĩa dt bản xứ là chủ nghĩa yêu nc và chủ nghĩa dt chân chính, động lực to lớn để phát triển đất nc. Ng kiến nghị quốc tế cộng sản "Phát động chủ nghĩa dt bản xứ nhân danh Quốc tế cộng sản... Khi chủ nghĩa dt của họ thắng lợi.. nhất định chủ nghĩa dt ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế.
3. Kết hợp nhuần nhuyễn dt với giai cấp, đọc lập dt với CNXH, chủ nghĩa yêu nc với chủ nghĩa quốc tế.
Ngay từ khi lựa chọn con đg CM vô sản, ở HCM đã có sự gắn bó thống nhất giữa dt và giai cấp, dt và quốc tế, độc lập dt và CNXH. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Ng xác định phương hướng chiến lược của CM VN là: làm tư sản dân quyền CM và thổ địa CM để đi tới xh cộng sản.
Tư tưởng HCM vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dt trong thời đại CM vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dt với mục tiêu gp giai cấp và gp con ng. Xóa bỏ ách áp bức dt mà k xóa bỏ tình trạng bóc lột và áp bức giai cấp thì nhân dân lđ vẫn chưa đc giải phóng. Chỉ có xóa bỏ tận gốc tình trạng áp bức, bóc lột, chỉ có thiết lập 1 nhà nc thực sự của dân, do dân, vì dân mới bảo đảm cho ng lđ có quyền làm chủ,
mới thực hiện đc sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và xh, giữa đọc lập dt với tự do và hạnh phúc của con ng. Do đó, sau khi giành độc lập, phải tiến lên xd CNXH, làm cho dân giàu, nc mạnh, mọi ng đều đc sung sướng tự do. Sự phát triển của đất nc theo con đg CNXH là 1 bảo đảm vững chắc cho nền độc lập của dt. HCM nói: "Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu CNXH, vì có tiến lên CNXH thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm".
HCM đưa quan điểm: Độc lập cho dt mình, đồng thời độc lập cho tất cả các dt.
Theo HCM, độc lập tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dt. Là 1 chiến sĩ quốc tế chân chính, HCM k chỉ đấu tranh cho độc lập của dt mình mà còn đấu tranh cho độc lập cúa tất cả các dt bị áp bức trên toàn TG.
Năm 1914, khi Chiến tranh TG thứ nhất vừa nổ ra, HCM đã đem toàn bộ số tiền dành dụm đc từ đồng lương ít ỏi của mình ủng hộ quỹ kháng chiến của ng Anh. Theo Ng, chúng ta phải tranh đấu cho tự do, độc lập của các dt khác như là đấu tranh cho dt ta vậy. Nêu cao tinh thần dt tự quyết, nhưng HCM k quên nghĩa vụ quốc tế trong việc ủng hộ các cuộc đấu tranh gp dt trên TG. Ng nhiệt liệt ủng hộ cuộc k/c chống Nhật của nhân dân TQ, cuộc k/c chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia, đề ra khẩu hiệu "giúp bạn là tự giúp mình", và chủ trương phải bằng thắng lợi của CM mỗi nc mà đóng góp vào thắng lợi chung của CMTG.
* Vận dụng TTHCM...
+ Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nc và tinh thần DT, nguồn động lực mạnh mẽ để xd và bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình đổi mới, ĐCSVN đã xác định rõ nguồn lực và phát huy nguồn lực để xd và phát triển đất nc. Trong đó nguồn lực con ng cả về thể chất và tinh thần là quan trọng nhất. Cần khơi dậy truyền thống yêu nc của con ng VN biến thành động lực để chiến thắng kẻ thù hôm nay, xd và phát triển kinh tế.
+ Quán triệt TTHCM nhận thức và giải quyết vấn đề dt trên quan điểm giai cấp. Khẳng định vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, của đảng cộng sản, kết hợp vấn đề dt và giai cấp đưa CM VN từ gp dt lên CNXH. Đại đoàn kết dt rộng rãi trên nền tảng liên minh công-nông và tầng lớp trí thức do Đảng lãnh đạo. Trong đấu tranh giành chính quyền phải sd bạo lực của quần chúng CM chống bạo lực phản CM. Kiên trì mục tiêu độc lập dt và CNXH.
+ Chăm lo xd khối đại đoàn kết dt, giải quyết mối quan hệ giữa các dt anh em trong cộng đồng các dt VN. Văn kiện Đại hội IX nêu: Vấn đề dt và đại đoàn kết dt luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CM. Lịch sử ghi nhận công lao của các dt miền núi đóng góp to lớn vào thắng lợi của cuộc k/c chống xâm lược. HCM nói: đồng bào miền núi đã có nhiều công trạnh vẻ vang và oanh liệt. Trong công tác dt HCM chỉ thị các cấp bộ Đảng phải thi hành đúng chính sách dt, thực hiện sự đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dt sao cho đạt mục tiêu: nhân dân no ấm hơn, mạnh khỏe hơn. Văn hóa sẽ cao hơn. Giao thông thuận tiện hơn. Bản làng vui tươi hơn. Quốc phòng vững vàng hơn.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro