Câu 3. Trình bày và phân tích phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Hải quan năm 2001 và
Câu 3. Trình bày và phân tích phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Hải quan năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hảiquan năm 2005.
Trả lời:
* Phạm vi điều chỉnh của Luật Hải quan 2001, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005.
Điều 2 Luật Hải quan năm 2001 quy định về phạm vi điều chỉnh:
"Luật này quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; về tổ chức và hoạt động của hải quan"
Có kế thừa những nội dung tại Điều 2, Điều 3, Điều 5 của Pháp lệnh Hải quan, nhưng phạm vi điều chỉnh của Luật Hải quan có tính cô đọng, khái quát và tập trung, chỉ rõ chủ thể liên quan và đối tượng quản lý nhà nước.
Như vậy: Luật hải quan năm 2001 điều chỉnh công tác quản lý nhà nước về hải quan. Quy định cụ thể nội dung quản lý nhà nước về hải quan như xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hải quan Việt Nam, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan,...(Điều 73 Luật hải quan 2001)
Quy định chi tiết phạm vi điều chỉnh quản lý nhà nước về hải quan đối với:
Thứ nhất: Là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh bao gồm tất cả động sản có mã số, và tên gọi theo quy định của pháp luật được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu trữ theo trong địa bàn hoạt động của hải quan.
Phương tiện vận tải bao gồm phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Các phương tiện này khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật hải quan.
Phạm vi điều chỉnh của Luật hải quan không chỉ bó hẹp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước mà đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài khi có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh đều phải chịu sự điều chỉnh của Luật Hải quan.
Đây là đối tượng trong phạm vi điều chỉnh được quy định trong luật hải quan năm 2001, bởi gắn với nhiệm vụ quan trọng của ngành hải quan là thực hiện việc kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải.
Thứ hai: Về tổ chức và hoạt động của hải quan
Tổ chức và hoạt động của hải quan cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật hải quan. Cơ quan hải quan là cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp thực hiện công tác quản lý nhà nước về hải quan. Trong quá trình hoạt động đó cơ quan hải quan phải chịu sự điều chỉnh của Luật Hải quan hay nói cách khác phải tiến hành thực thi nhiệm vụ theo quy định của Luật Hải quan.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan năm 2005 vẫn giữ nguyên phạm vi điều chỉnh của Luật Hải quan, nhưng đã quy định rõ hơn về địa điểm tiến hành hoạt động hải quan. Cụ thể, Luật sửa đổi quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật như sau: có 2 loại quan hệ chủ yếu:
- Quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước trong lãnh thổ Hải quan.
- Và quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt nam.
"Luật này quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan; về tổ chức và họat động của hải quan"
Như vậy, Luật hải quan sửa đổi năm 2005 đã bổ sung thêm khái niệm về "lãnh thổ hải quan". Theo đó "lãnh thổ hải quan gồm những khu vực trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, nơi Luật Hải quan được áp dụng". Đây là khái niệm cần thiết quy định rõ về địa điểm tiến hành hoạt động hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cơ quan hải quan trong quá trình tác nghiệp.
* Đối tượng áp dụng của Luật hải quan năm 2001 và Luật hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005:
Điều 3 Luật Hải quan năm 2001 quy định về đối tượng áp dụng:
" Luật này áp dụng đối với:
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải;
2. Cơ quan hải quan, công chức hải quan
3. Cơ quan khác của nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan.
Hải quan là chủ thể chính(đặc biệt)
Luật hải quan sửa đổi bổ sung năm 2005 không sửa đổi bổ sung về quy định này. Do vậy đây là đối tượng áp dụng của Luật hải quan Việt Nam.
Đối tượng đầu tiên: Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải. Đây là đối tượng áp dụng cũng là đối tượng quản lý.
Phạm vi điều chỉnh của Luật hải quan là quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh...Do vậy tổ chức, cá nhân khi thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa hay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải sẽ là đối tượng áp dụng của Luật Hải quan.
Đối tượng thứ hai: Cơ quan hải quan và công chức hải quan.
Cơ quan hải quan là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước trực tiếp về lĩnh vực hải quan. Với vị trí là cơ quan hành pháp, do vậy mọi hoạt động của cơ quan hải quan cũng như công chức hải quan phải tuân thủ theo quy định của Luật hải quan và các văn bản pháp luật liên quan nhằm hoàn thành nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan.
Đối tượng cuối cùng: Cơ quan khác của nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan: Biên Phòng, Công an, Kiểm dịch, kiểm tra văn hóa, Ủy ban nhân dân các cấp,...
Do lĩnh vực họat động hải quan là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, chịu sự quản lý, điều chỉnh của nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau như Bộ công thương, Bộ y tế, ... Do vậy, việc phối kết hợp giữa các cơ quan nhà nước là một yêu cầu cần thiết nhằm thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về hải quan. Với vai trò đó, Luật Hải quan cũng đã quy định tại Điều 9 về phối hợp thực hiện Luật Hải quan. Cụ thể:
1. Cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị vũ trang nhân dân.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan hải quan hoàn thành nhiệm vụ"
Với việc quy định cụ thể về phạm vi hoạt động và đối tượng áp dụng nhằm đảm bảo quy định chi tiết ở mức cần thiết góp phần tạo ra sự rõ ràng, minh bạch tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro