Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Câu 3: Trình bày quan điểm HCM về mục tiêu và động lực của CNXH ở VN:

-          Mục tiêu của CNXH

HCM có nhiều cách đề cập đến mục tiêu của CNXH. Có khi người trả lời một cách trực tiếp mục tiêu tổng quát đó là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đặc biệt là nhân dân lao động. Có khi người diễn giải mục tiêu tổng quát thành những tiêu chí cụ thể: “CNXH là làm sao cho nhân dân đủ ăn đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, đau ốm có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần được xóa bỏ… Tóm lại xã hội ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là CNXH”.Có khi người trả lời một cách trực tiếp thông qua “ham muốn tột bậc” và bản di chúc của người. Di chúc viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là toàn đảng, toàn quân, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước VN hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp CM của thế giới”.

      Những mục tiêu cụ thể:

      + Mục tiêu chính trị: Xây dựng chế độ do nhân dân lao động làm chủ, trong đó nhân dân là người làm chủ chân chính. Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Nhà nước có hai chức năng cơ bản là dân chủ với nhân dân và chuyên chính với kẻ thù của nhân dân.

      Mặt khác, HCM cũng xác định: đã là người chủ thì phải biết làm chủ. Mọi công dân trong XH đều có nghĩa vụ lao động, bảo vệ Tổ Quốc, tôn trọng và chấp hành pháp luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đồng thời có nghĩa vụ học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, xứng đáng với vai trò làm chủ.

       + Mục tiêu về kinh tế: nền KT XHCN với công - nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến, bóc lột bị xóa bỏ dần, cải thiện đời sống nhân dân. Người coi công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà. Chú trọng xây dựng nền kinh tế mới, cải tạo nền kinh tế cũ nhưng xây dựng làm trọng tâm.

       Kết hợp các lợi ích kinh tế là vấn đề rất được HCM quan tâm. Người đặc biệt nhấn mạnh chế độ khoán là một trong những hình thức của sự kết hợp lợi ích kinh tế.

       + Mục tiêu VH – XH: Chủ trương xây dựng nền văn hóa mới trong đó phải biết kế thừa những giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu cho nền văn hóa của dân tộc, phải đưa văn hóa vào đời sống nhân dân. Văn hóa phải góp phần sửa sang, chỉnh thể, văn hóa phải chống tham ô, lười biếng.

       Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, xây dựng con người XHCN. Người nói: “Muốn có CNXH trước hết phải có con người XHCN. Đó là những con người có trí tuệ, đạo đức CM, có tác phong, đạo đức làm chủ tập thể”.

-          Động lực của CNXH

Động lực của CNXH theo nghĩa rộng được HCM chỉ ra là sử dụng đồng bộ các đòn bẩy về KT – CT, VH – XH để kích thích tính tích cực của người lao động. Ở phương diện này Người nhấn mạnh hai nội dung: tính đồng bộ của các đòn bẩy và trình độ năng lực của các cán bộ quản lý nhà nước.

       Động lực của CNXH theo nghĩa hẹp được HCM chỉ ra là vấn đề con người. Ở phương diện này Người khẳng định đó là đại đoàn kết dân tộc và con người mới xã hội.

       Động lực của CNXH được HCM nêu rất cụ thể nhưng cũng rất phong phú đa dạng.

       + Thứ nhất là động lực chính trị, tư tưởng và tinh thần.

      Sức mạnh tiềm tàng của quần chúng chỉ được huy động vào sự nghiệp CM khi quần chúng giác ngộ ý tưởng CM, nhất trí với quan điểm của Đảng, tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. HCM từng nói muốn xây dựng CNXH thành công cần có ý thức giác ngộ XHCN cao, một lòng một dạ phấn đấu cho CNXH. Sự giác ngộ này có được là kết quả của một quá trình tuyên truyền, giáo dục lâu dài, bền bỉ của toàn hệ thống chính trị.

      + Thứ hai là phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng dân tộc.

      Sức mạnh ấy thể hiện ở lực lượng của các giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp tri thức, các dân tộc đồng bào yêu nước trong và ngoài nước, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, tín ngưỡng.

      + Thứ ba là thõa mãn những nhu cầu, lợi ích chính đáng của người lao động.

      HCM hiểu sâu sắc rằng hành động của con người luôn luôn gắn với nhu cầu và lợi ích của họ. Vì vậy, người chú ý kích thích động lực mới là lợi ích cá nhân chính đáng của người lao động, chủ trương thực hiện các cơ chế chính sách để kết hợp hài hòa lợi ích xã hội với lợi ích cá nhân, như thực hiện khoán, thưởng phật đúng đắn và nghiêm túc trong lao động, sản xuất.

     Trong CM, có những lĩnh vực đòi hỏi con người phải chịu hy sinh, thiệt thòi, chỉ lợi ích kinh tế không thôi thì chưa giải quyết được, cần có động lực chính trị, tinh thần. Vì vậy HCM đòi hỏi phải phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của người lao động.

     Thực hiện công bằng XH, người căn dặn: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”.

       + Thứ tư, để tạo động lực cho CNXH, còn cần phải sử dụng vai trò điều chỉnh của nhân tố tinh thần như chính trị, đạo đức, văn hóa, pháp luật.

       + Thứ năm, ngoài các động lực bên trong, theo HCM, phải kết hợp được sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, phải sử dụng tốt nhất những thành quả khoa học kỹ thuật thế giới.

       Giữa nội lực và ngoại lực, HCM đã xác định rõ nội lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng.

       Để phát huy cao độ những động lực của CNXH, cần phải khắc phục những trợ lực kìm hãm. Đó là

       + Phải thường xuyên đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, vì nó là kẻ địch hung ác của CNXH, là bệnh mẹ đẻ ra trăm thứ bênh nguy hiểm khác.

       + Phải thường xuyên đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu vì nó là bạn đồng minh của thực dân phong kiến, nó phá hoại đạo đức CM cần, kiệm, liêm, chính.

       + Chống chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật vì nó làm giảm sút uy tín và ngăn trở sự nghiệp của Đảng.

       + Chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng, không chịu học tập.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: