Câu 3. thể chế nhà nước của nước VNDCCH đầu sau cm t8
Cách mạng t8/1945 thành công đã dẫn đến sự ra đời của nhà nước kiểu mới, đạp tan bộ máy thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật., đồng thời lật đổ chế độ pk hàng nghìn năm để giành quyền làm chủ về tay lao động., thiets lập nhà nước việt nam dân chủ cộng hòa. Là nhà nước đấu tranh, bảo vệ quyền lợi cho đa số nhân dân lđ.
Thế chế chính trị VN sau cm t8/1945
- Sau cm t8/45 ở VN thành lập chính phủ lâm thời do quốc dân đại họi bầu ra. Để chính thức hóa và hoàn thiện hóa bộ máy chính quyền ở TW, biện pháp đàu tiên là tiến hành tổng tuyển cử trong cả nước (6/1/46). Cuộc tổng tuyển cử này mang lại quyền tự do dân chủ cho nhân dân, đồng thời là giá trị pháp lý cho bộ máy nhà nước, khẳng định đây là nhà nước hợp hiến.
- Ngày 2/3/46, quốc hộ tiến hành kỳ họp thứ nhất để bầu ra chính phủ chính thức do chủ tịch HCM đứng đầu, phó chủ tịch là Nguyễn Hải Thần và 13 vị phụ trách 13 bộ thuộc các lĩnh vực khác nhau (10 bộ và 3 cơ quan ngang bộ).
- Bộ máy nhà nước ở TW bao gồm: quốc hội (cơ quan quyền lực cao nhất); chính phủ (chính phủ liên hiệp); hệ thống các bộ (các cơ quan TW phụ trách từng ngành.
- Thánh 11/ 46, quốc hội thông qua bản hiến pháp đầu tiên của nhà nước VNDCCH. Hiến pháp khẳng định nhà nước dân chủ nhân dân là nhà nước kiểu mới, trong đó mọi quyền bính đều thuộc về tay nhân dân. Nhà nước có cơ quan cao nhất là quốc hội, chính phủ. Tổ chức bộ máy nhà nước gồm quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Chính quyền nhân dân địa phương:
+ Hội đồng nhân dân được coi là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, có chức năng, nhiệm vụ và quyền quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, có quyền bầu hoặc bãi miễn các thành viên của UBHC. Cơ cấu thành phần: hội đồng nhân dân thiết lập ở các cấp: tỉnh, thành phố, xã. Các tỉnh khoảng 20-30 người; cấp xã từ 15-20 người, hoạt động theo nhiệm kỳ 2 năm bao gồm: chủ tịch hộ đồng nhân dân và các ban của HĐND.
+ ỦY ban hành chính: là cơ quan chấp hành của HĐND. ở các địa phương với chức năng là cơ quan hành chính và quản lý nhân viên căn cứ vào nghị quyết, quyết định của cấp trên và của HĐND. Đề ra các kế hoạch phát triển kinh tế văn hóa ở địa phương do lãnh đạo nhân dân thực hiện. ủy ban hành chính cấp kỳ có 7 ủy viên, tỉnh-huyện có 5 ủy viên và xã có 7 ủy viên.
Trong ủy ban cấp xã đứng đàu là chủ tịch, phó chủ tịch, các cơ quan chuyên ngành của từng ngành.
Riêng thành phố và thị xã có ubnd khu phố tương đương cấp xã.
+ Hệ thống cơ quan chuyên chính gồm có: công an, quân đội, tòa án cách mạng. là cơ quan công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng chuyên chính, ổn định trật tự xã hội.
+ Hệ cơ quan lập pháp gồm nghị viện nhân dân(quốc hội), hội đồng nhân dân các cấp. Nghị viện nhân dân là cơ quan cao nhất của nước VNDCCH và là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, thông qua đó người dân thực hiện quyền làm chủ. Do đó, nghị viên nhân dân có quyền giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc. nghị viện nhân dân đặt ra luật pháp, biểu quyết ngân sách, chuản y các hiệp ước mà chính phủ ký kết với nước ngoài
+ Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất và là đại biểu của nghị viên nhân dân, do nghị viên cử ra, chịu sự giám sát và phải thường xuyên báo cáo trước nghị viện. - Chủ tịch nước là người đứng đầu của chính phủ, do nghị viện cử ra. Là nguyên thủ quốc gia thay mặt nhân dân trong đối nôi, đối ngoại. Chủ tịch nước có quyền tuyên chiến hay đình chiến, ban ân xá và thực hiện đối nội, đối ngoại. chủ tịch nước là người diều hành, chủ tọa các phiên họp. chủ tịch nước có tính độc lập và là người trực tiếp điều hành công việc của nhà nước.
- Dưới chủ tịch nước là thủ tướng chính phủ. Là người đứng đầu nội các do chủ tịch nước chỉ định.
- UBHC các cấp :cấp lớn nhất là UBHC cấp kỳ (bộ) sau đó là UBHC tỉnh, dưới đó là ubhc huyện và cuối cùng ubhc xã. ở các cấp đều có hệ cơ quan tư pháp bao gồm: tòa án tối cao, tòa án phúc thẩm, tòa án đệ nhị cấp, tòa án sơ thẩm, ban tư pháp. Tòa án tối cao do chính phủ bổ nhiệm. các tòa án bên dưới do tòa án tối cao quản lý. Các thẩm phản đều do chính phủ bổ nhiệm. khi xử tử hình đều có sự tham gia của các phụ thẩm nhân dân. Các công dân thiểu số có quyền dùng tiếng nói của mình trước tòa án, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc mời luật sư. Hiến pháp quy định mối quan hệ giữa các cơ quan.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro