Câu 3: Tại sao nói chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của các nước
Câu 3: Tại sao nói chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của các nước đang đấu tranh giành độc lập? Bằng sự kiện lịch sử hãy chứng minh để làm rõ nội dung này?
Trả lời:
Năm 1924 Nguyễn Ái Quốc viết: ở các nước thuộc địa, “chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước”. Khái niệm chủ nghĩa dân tộc mà Nguyễn Ái quốc dùng ở đây, như Mác nói “không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu”. Chủ nghĩa dân tộc bản xứ mà Nguyễn Ái Quốc nói ở đây chính là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính của nhân dân Việt Nam đã được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, vốn là một động lực tinh thần vô giá trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc; nó khác về bản chất so với chủ nghĩa dân tộc sôvanh, vị kỷ của giai cấp tư sản đã bị lịch sử lên án. Theo phân tích của Nguyễn Ái Quốc, do kinh tế còn lạc hậu, chưa phát triển, nên sự phân hóa giai cấp ở Đông Dương chưa triệt để, cuộc đấu tranh giai cấp ở đây không diễn ra giống như ở phương Tây.
Trong báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ gửi Quốc tế cộng sản, Nguyễn ái Quốc đã nói:
“Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây” bởi vì xã hội Đông Dương, Ấn Độ hay Trung Quốc, “xét về mặt cấu trúc kinh tế, không giống như các xã hội phương Tây thời Trung cổ, cũng như thời cận đại, và đấu tranh giai cấp ở đó không quyết liệt như ở đây…” “Những địa chủ hạng trung và hạng nhỏ và những kẻ mà ở đó được coi là đại địa chủ thì chỉ là những tên lùn tịt bên cạnh những người trùng tên với họ ở châu Âu và châu Mỹ…”.
“…Nếu nông dân gần như chẳng có gì thì địa chủ cũng không có vốn liếng gì lớn…, nếu thợ thuyền không biết mình bị bóc lột bao nhiêu thì chủ lại không hề biết công cụ bóc lột họ là máy móc; người thì chẳng có công đoàn, kẻ thì chẳng có tơrớt… Sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu. Điều đó, không thể chối cãi được”. Trái lại, giữa họ vẫn có một sự tương đồng lớn: dù là địa chủ hay nông dân, họ đều là người nô lệ mất nước. Chính vì thế mà có cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, có phong trào Đông Du và có việc Duy Tân mưu tính khởi nghĩa năm 1917, v.v…
Từ sự phân tích đó, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: đối với các dân tộc thuộc địa ở phương Đông,”chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đãt nước”. Theo người, trong cách mạng giải phóng dân tộc, “người ta sẽ không làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ”.
Qua đó có thể thấy: xuất phát từ vị trí của người dân thuộc địa mất nước, từ truyền thống dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc với nghĩa là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, coi đó là một động lực lớn mà những người cộng sản phải nắm lấy và phát huy, không để ngọn cờ dân tộc rơi vào tay giai cấp nào khác, phải nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên lập trường của giai cấp vô sản, kết hợp chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa quốc tế.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vừa mang tính khoa học đúng đắn vừa có tính chất cách mạng, nhân văn sâu sắc; thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng, độc lập cho dân tộc mình đồng thời độc lập cho tất cả các dân tộc. Điều đó hoàn toàn phù hợp với nhận định của Ăngghen: “Những tư tưởng dân tộc chân chính trong phong trào công nhân bao giờ cũng là những tư tưởng quốc tế chân chính”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dành tất cả tình thương yêu cho dân tộc Việt Nam. Khi trở thành lãnh tụ của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Người không màng danh lợi cá nhân, suốt đời chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân, cho sự trường tồn của dân tộc và sự phát triển của đất nước. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh bao quát toàn bộ cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc, đem lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Tư tưởng đó được kết tinh thành một tuyên ngôn bắt hủ không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với toàn thể loài người tiến bộ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do.
Để thực hiện lý tưởng nhân văn đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch: ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam là "Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội". Giải phóng dân tộc là mục tiêu số một khi đất nước còn nô lệ. Vì vậy, ham muốn tột bậc của Người là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do”. Độc lập, tự do trở thành bản chất cao quý trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, trở thành ngọn cờ chiến đấu và mục tiêu suốt đời hy sinh, cống hiến của Người. Bởi đó là điều kiện tiên quyết đem lại hạnh phúc và tiến bộ cho nhân dân Việt Nam.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro