Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Câu 3:sự hình thành và phát triển nhân cách

Câu 3:gd và sự phát triển nhân cách:

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và ftrien nhân cách và vai trò: bẩm sinh di truyền,hoàn cảnh sống,giáo dục,hoạt động cá nhân

1.bẩm sinh di truyền:

a/kn: di  truyền là  sự tái tạo ở trẻ em những thuộc tính sinh học có ở cha mẹ,là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm và những phẩm chất nhất định đã được ghi lại trong hệ thống gen; bẩm sinh là những đặc tính sinh học có ngay từ khi trẻ mới sinh ra

b/vai trò: di truyền tạo tiền đề quan trọng cho sự hình thành và ftrien nhân cách của con người,thể hiện như sau:

-con người là 1 bộ phận của tự nhiên,khi sinh ra đã được tiếp nhận vốn sinh học nhất định được ghi lại dưới hình thức chương trình di truyền những sức mạnh bên trong cơ thể ,tồn tại dưới dạng những tư chất và những năng lực. chương trình mang tính di truyền này trước hết đảm bảo cho loài người tiếp tục tồn tại,đồng thời làm ftrien những hệ giúp cơ thể con ng thích ứng với các biến đổi của các điều kiện tồn tại của mình,tạo khả năng cho con ng hoạt động có hiệu quả trong 1 số lĩnh vực nhất định

-tuy nhiên,những nhân tố bẩm sinh di truyền mặc dù có vai trò quan trọng trong sự ftrien nhân cách nhưng những tính chất được di truyền chỉ đặc trưng cho những lĩnh ực hoạt động hết sức rộng rãi,bao quát,chúng không định hướng vào 1 lĩnh vực hoạt động hay sáng tạo cụ thể nào.việc định hướng này là do những điều kiện lịch sử-xhoi và do trình độ ftrien của loại hình hoạt động lao động,nghệ thuật,khoa học nhất định,đặc biệt là do tính tích cực hoạt động của cá nhân

c/kết luận sư phạm:

 -các nhà gd nên qtam đúng mức đến sức sống vốn có trong bản chất tự nhiên của con ng,cần sớm xác định tính chất và phương hướng của những sức sống đó dưới dạng những tư chất để chăm sóc,khai thác,phát huy kịp thời nhằm ftrien tài năng của trẻ. nếu xem nhẹ yếu tố bẩm sinh,di truyền thì chúng ta đã bỏ qua 1 tiền đề quan trọng cho sự hình thành và ftrien tâm lý; nếu đánh giá quá cao yếu tố bẩm sinh,di truyền sẽ dẫn tới sai lầm về mặt nhận thức,phủ nhận khả năng biến đổi bản chất của con ng,phủ định vai trò gd và tự gd.

-nhận thức đúng đắn vai trò của yếu tố di truyền bầm sinh đối với sự hình thành và ftrien nhân cách để có thái độ đúng đắn trước những học thuyết sai lầm như thuyết định mệnh do di truyền,thuyết sinh học hóa gd hoặc những chính sách gd không đúng đắn.

2.hoàn cảnh sống(yếu tố môi trường):

a/kniem:

môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài,các đkiên tự nhiên và xhoi xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và ftrien của con ng.

có các loại môi trường:

-môi trường tự nhiên:bao gồm các đk tự nhiên-hệ sinh thái phục vụ cho hoạt động học tập,lao động sản xuất,rèn luyện thể chất và vui chơi giải trí của con ng

-môi trường xhoi:bao gồm môi trường chính trị,môi trường sản xuất-kinh tế,môi trường sinh hoạt xhoi và môi trường văn hóa

-hoàn cảnh là môi trường nhỏ có tác động trực tiếp,mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách;trong đó môi trường xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách

b/vai trò:

trong sự hình thành và ftrien nhân cách,mtr xh có tầm qtrong đặc biệt vì nếu không có loài ng thì những tư chất có tính ng cũng không thể ftrien được,cụ thể mtrg có vai trò như sau:

-sự hình thành và ftrien nhân cách chỉ có thể được thực hiện trong 1 môi trường nhất định. Mtr góp phần tạo nên mục đích,động cơ,phương tiện và đk cho hoạt động giao lưu của cá nhân,nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh được các kinh nghiệm xhoi loài người để hình thành và ftrien nhân cách của mình

- Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách còn tùy thuộc vào lập trường,quan điểm, thái độ của cá nhân đối với các ảnh hưởng đó, cũng như tùy thuộc vào xu hướng và năng lực, vào mức độ cá nhân tham gia cải biến môi trường.

* KLSP:

- Trong quá trình GD con người, cần gắn chặt từng bước việc GD, học tập với thực tiễn cải tạo XH

- Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, cần đánh giá đúng mức vai trò của môi trường, tránh quá đề cao hoặc quá xem nhẹ vai trò của nhân tố này trong sự hình thành và PT nhân cách.

3.yếu tố gd:

a/khái niệm: gd là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách,được tổ chức có mục đích,có kế hoạch,thông qua hoạt động giữa nhà gd và ng được gd nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài ng.

b) Vai trò: GD là hoạt động hình thành toàn vẹn nhân cáh được tổ chức 1 cách có mục đích,có kế hoạch và hệ thống thông qua 2 hoạt động dạy học và giáo dục để làm phát triển các sức mạnh thể chất và tinh thần của con ng,giúp họ tham gia có hiệu quả vào đời sống xh.GD giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, điều đó được thể hiện ở những mặt sau đây:

- GD là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả các mục đích đã đề ra.

- GD có thể mang lại những tiến bộ mà các nhân tố khác như bẩm sinh- di truyền hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể có được.

- GD có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người bị khuyết tật, nó có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra cho con người.

- GD còn có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của XH. Đó chính là hiệu quả của công tác GD lại đối với trẻ em hư và những người phạm pháp.

- Không giống với những nhân tố khác, GD không chỉ thích ứng mà còn có thể đi trước hiện thực và thúc đẩy nó phát triển. Điều đó có giá trị định hướng cho việc xây dựng mô hình nhân cách của con người Việt Nam với tư cách là mục tiêu và động lực của sự PT KT- XH.

Thực tế GD cũng chứng minh rằng: Sự phát triển tâm lý của trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong những điều kiện của GD và DH. Điều đó càng chứng tỏ được tầm quan trọng của GD. GD, DH sẽ tạo nên sự phát triển nhân cách khi trong quá trình ấy, những sức mạnh của bản thân trẻ được thúc đẩy, khi nhu cầu, động cơ, hứng thú của trẻ được chú ý, khi GD và DH phù hợp với những quy luật bên trong của sự phát triển cá nhân.

* KLSP:

- Những yêu cấu của nhà trường, nàh GD, của môi trường GD xung quanh đề ra cho trẻ phải không ngừng tăng dần mức độ phức tạp và khó khăn. Như vậy mới kích thích được sự PT trí tuệ của trẻ.

- GD và DH một mặt phải dựa trên sự phát triển đã đạt được của học sinh, mặt khác phải đi trước sự phát triển trí tuệ, kéo sự phát triển ấy tiến lên.

- Chú ý kích thích hoạt động học tập của học sinh, thường xuyên tổ chức các hoạt động phong phú cho học sinh tham gia. Chính thông qua hoạt động và giao tiếp ấy mà trẻ ngày càng phát triển về tâm lý, càng nhận thức thế giới một cách sâu sắc hơn.

- Đánh giá đúng mức vai trò của GD trong mối quan hệ với các yếu tố khác.

d/Tự giáo dục: tự gd đóng vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Quá trình gd muốn phát huy được thì đòi hỏi phải có điều kiện cá nhân phải tích cực,độc lập,sáng tạo để lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử-xã hội.Kết quả của qtgd phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của cá nhân.

4. Vai trò của hoạt động cá nhân

Con người với tư cách là một sinh thể ở bậc thang tiến hóa cao nhất của sự tiến hóa vật chất, lại là một thực thể XH, là chủ thể lao động, nhận thức và giao lưu. Hoạt động làm cho con người nhận thức được hiện thực, kích thích hứng thú, niềm say mê sáng tạo và làm nảy sinh những nhu cầu mới, những thuộc tính tâm lý mới… Nhờ đó nhân cách được hình thành và phát triển.

Hoạt động cá nhân đóng vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

* KLSP:

- Hướng dẫn học sinh sử dụng phối hợp có hiệu quả các loại hình hoạt động khác nhau.

- Giúp học sinh hiểu biết sâu sắc ý nghĩa XH của hoạt động, làm cho ý nghĩa khách quan của hoạt động trở thành cái cần thiết chủ quan của người tham gia hoạt động.

- Coi trọng việc XD nhu cầu, động cơ, mục đích hoạt động cho học sinh.

 Vai trò của Giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách:

*gd định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành ,phtrien nhân cách của cá nhân

-xác định mục đích gd cho cả hệ thống,cho từng bậc học,cấp học,trường học và từng hoạt động gd cụ thể

-xây dựng nội dung,chtrinh,kế hoach dạy học và gd,lựa chọn pp,phtien và hình thức gd đáp ứng được mục đích gd,phù hợp với nội dung và đối tuowgn,đk gd cụ thể.

-tổ chức các hoaatj động giao lưu

-đánh giá ,điều chỉnh nội dung,pp,hình thức gd...

-sự định hướng của gd ko chỉ thích ứng với những yêu cầu của xã hội hiện tại mà còn phải thích hợp với yêu cầu phtrien của tương lai để thúc đẩy sự tiến bộ của xh.vì vậy,gd phải đi trước đón đầu sự phát triển. muốn đi trước đón đầu sự phát trêển,gd căn cứ trên những dự báo về gia tốc phtrien của xh,thiết kế nên mô hình nhân cách của con ng thời đại với hệ thống định hướng giá trị tương ứng.

*giáo dục can thiệp,điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợi cho quá trình phtrien nhân cách

các yếu tố bẩm sinh-di truyền ,môi trường và hoạt động cá nhân đều có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cáh ở các mức độ khác nhau,tuy nhiên yếu tố giáo dục lại có thể tác động đến các yếu tố này để tạo đk thuận lợi cho sự phtrien nhân cách

-đối với di truyền: gd tạo dk thuận lợi đẻ những mầm mống của con ng có trong chương trình gen được phtrien.chẳng hạn,trẻ được di truyền cấu tạo cột sống,bàn tay và thanh quản...nhưng nếu ko được gd thì trẻ khó có thể đi thẳng đứngbằng 2 chân,biets sử dụng công cụ hay phát triển ngôn ngữ...

gd rèn luyện,thúc đẩy sự hoàn thiện của các giác quan và vận động cơ thể.

gd phát hiện những tư chất của cá nhân và tạo điều kiện để phát huy năng khiếu thành năng lực cụ thể.

gd tìm cách khắc phục những khiếm khuyết cơ thể để hạn chế những khó khăn của người khuyết tật trong sự phát triển nhân cách(phục hồi chức năng hoặc hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ).ngoài ra gd còn góp phần tăng cường nhận thức trong xh về trách nhiệm của cộng đồng đối với ng khuyết tật và tổ chức cho toàn xh chia sẻ hỗ trợ ng khuyết tật vượt qua khó khăn và sự bất hạnh của mình.

-đối với môi trường: gd tác động đến mtruong tự nhiên qua việc trang bị kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường của con ng,khắc phục được sự mất cân bằng sinh thái,làm cho môi trường tự nhiên trở nên trong lành đẹp đẽ hơn.

gd tác động đến mtruong xh lớn thông qua các chức năng kinh tế-xã hội,chức năng chính trị-xh,chức năng tư tưởng-vhoa của gd.

giáo còn làm thay đổi tính chất của mtruong xh nhỏ như gd,nhà trường,và cá nhóm bạn bè,khu phố..để các môi trường nhỏ tạo nên những tác động lành mạnh,tích cực đến sự phtrien nhân cách con ng. hiện nay công tác gd xh đang chú tâm xd gia đình là 1 mái ấm dân chủ,bình đẳng ,ấm no hạnh phúc;nhà trường là 1 môi trường thân thiện đối với học sinh,cộng đồng dân cư là khu vực văn hóa của 1 xh văn minh tiến bộ.

-đối với hoạt động cá nhân:

giáo dục tổ chức nhiều loại hình hoạt động giao tiếp bổ ích,lành mạnh nhằm phát huy những phẩm chất và năng lực cá nhân(sân chơi ở các nhà văn hóa cho mọi lứa tuổi,các clb xây dựng gia đình hạnh phúc tại địa phương..);xây dựng những động cơ đúng đắn của cá nhân khi tham gia các hoạt động,giao tiếp đồng thời hướng dẫn cá nhân lựa chọn cá hoạt động và giao tiếp phù hợp với khả năng của bản thân. Đặc biệt công tác gd luôn xây dựng các mối quan hệ giao tiếp tích cực giữa thầy và trò,giữa bạn bè với nhau đồng thời tổ chức và định hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi để thúc đảy sự phát triển nhân cách.

giáo dục tạo tiền đề cho tự giáo dục của cá nhân.tự gd thể hiện tính chủ thể của cá nhân khi con ng đáp ứng hoặc tự vận động nhằm chuyển hóa các yêu cầu của gd thành phẩm chất và năng lực của bản thân.neeuscasc nhân thiếu khả năng tự gd thì cá c phẩm chất và năng lực của họ sẽ hình thành ở mức độ thấp hoặc thậm chí ko thể hình thành.Trình độ,khả năng tự gd của cá nhân phần lớn bắt nguồn từ sự định hướng của giáo dục.Gd đúng đắn và đầy đủ sẽ giúp con ng hình thành khả năng tự gd,đề kháng trước những tác động tiêu cực của xh để phtrien nhân cách mạnh mẽ. "chỉ có những người biết tự giáo dục mới là những ng thực sự có giáo dục"-Bennet.

Chính bởi giáo dục có vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách, cho nên trong quá trình dạy học và giáo dục chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:

+ Dạy học, giáo dục sẽ tạo nên sự phát triển nhân cách khi trong quá trình đó những sức mạnh của bản thân trẻ được thúc đẩy, khi nhu cầu, động cơ, hứng thú của trẻ được chú ý, khi dạy học và giáo dục phù hợp với những quy luật bên trong của sự phát triển cá nhân.

+ Những yêu cầu của nhà trường, của nhà giáo dục, của môi trường giáo dục xung quanh đề ra cho trẻ phải không ngừng tăng dần mức độ phức tạp và khó khăn. Có như vậy sẽ kích thích sự phát triển trí tuệ của trẻ.

+ Giáo dục và dạy học một mặt phải dựa trên sự phát triển đã đạt được của học sinh, nhưng mặt khác phải đi trước sự phát triển , kéo sự phát triển tiến lên.

+ Giáo dục và dạy học phải luôn chú ý đến việc kích thích được hoạt động của học sinh , mặt khác, trong quá trình giáo dục và dạy học phải tổ chức đúng đắn, hợp lý các hoạt động học tập , lao động sản xuất , hoạt động xã hội – chính trị, thể thao, vui chơi, giải trí … Chính thông qua hoạt động và giao tiếp ấy mà trẻ ngày càng phát triển về tâm lý, ngày càng nhận thức thế giới mốt cách sâu sắc hơn.

+ Một điều đặc biệt quan trọng là cần phải đánh giá đúng vai trò của giáo dục trong mối quan hệ với các yếu tố khác, tránh quá đề cao hoặc là có nhận thức không đúng đắn về vai trò của giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: