Câu 3 : Sản xuất dầu bằng phương pháp ép ( Việt Nam thường sử dụng).
Thuyết minh quy trình:
1- Vỏ:
- Thành phàn chủ yếu của vỏ là cellulose và hemicelluloses, hàm lượng dầu trong vỏ rất ít ( 1-2%). Bên cạnh đó, vỏ nguyên liệu chứa dầu còn có tính hút dầu mạnh, làm giảm hiệu suất thu hồi dầu. Trong vỏ còn có các chất màu như carotener, chlorophyll… trong các quá trìn xử lý tiếp theo( VD nhiệt độ cao…) các chất màu có thể hỏa tan trong dầu làm cho dầu trở nên sẫm màu hơn. Do vậy chúng ta nên loại bỏ vỏ.
- Phá vỡ vỏ bằng lực cắt bởi cơ cấu dao( áp dụng cho loại nguyên liệu có vỏ dai như bông…)
- Phá vỡ vỏ bằng lực ma sát( áp dụng cho hạt có vỏ giòn như lạc…)
- Phá vỡ vỏ do sự va đập của hạt lên trên bề mặt rắn( phương pháp này AD với hạt có vỏ rắn như trấu)
- Phá vỡ vỏ dung lực nén ép( phương pháp này AD với những loại hạt có vỏ không cứng lắm: thầu dầu…)
2- Nghiền, cán thành bột:
- Dầu tập trung chủ yếu trong nhân, vách tế bào, ống mao quản. Nghiền cán nhằm mục đích sau:
+ Phá vỡ cấu trúc TB, làm dầu dễ dàng thoát ra khi ép.
+ Tạo cho khối sắt có khích thước đồng đều, thuận lợi cho quá trình CB tiếp theo.
- Nếu bột không trải qua quá trình nghiền, cán mà đem đi chưng sấy luôn thì:
+ hạt nguyên liệu có kích thước lớn, độ ẩm khó khăn đi vào trung tâm hạt hơn, như vậy trong quá trình gia ẩm thì độ ẩm của hạt không được đồng đều.
+ Nhiệt độ và độ ảm tác dụng lên các phần tử các xa nhau sẽ gây nên những biến đổi khác nhau.
+ Trong nôi nại của nguyên liệu chưa có những biến đổi cần thiết duwois tác dụng của nhiệt (sấy).
- Các loại máy nghiền:
+ Để nghiền nguyên liệu tức là phá vỡ TB vật cứng thì dung lực cơ học: nén, lăn, mài, đập.
+ Nguyên liệu dai dùng máy nghiền có sử dụng lực cắt và nén.
+ Nguyen liệu giòn dùng máy nghiền có sử dụng lực đập.
+ Nguyên liệu mềm dùng máy nghiền có sử dụng lực trượt và mài.
3- Hấp, chưng, sấy bột:
- Công đoạn hấp chưng sấy bột được cho là công đoạn quan trọng nhất, nó quyết định đến hiệu suất tách dầu chất lượng của dầu TV.
- Hấp, chưng, sấy là quá trình gia công nhiệt cho bột tiếp xúc với hỗn hợp nước và hơi nước.
- Lý do chưng sấy bột:
+ Tạo điều kiện cho bột nghiền có sự tác động về tính chất của phàn háo nước và phần béo làm cho bột có tính đàn hồi, dẻo hơn, làm yếu lien kết giữa phân tử dầu và phân tử háo nước, dầu sẽ dễ dàng thoát ra ngoài khi ép.
+ Làm thay đổi 1 phần hóa học nên chất lượng của dầu tốt hơn.
+ Pr bị biến tính, bột dẻo hơn.
+ Gia nhiệt làm giảm độ nhớt, dầu linh động , dễ dàng thoát ra khi ép.
+ Trong 1 số trường hợp biến những chất độc sẵn có trong nguyên liệu thành những chất không độc( VD: gosipol của bông)
+ Làm bay hơi 1 phần các chất có mùi khó chịu.
+ Vô hoạt 1 số enzyme.
+ Làm cho độ ảm của của bột nghiền tđ từ 3-5%, tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình chế biến tiếp theo.
- Chưng sấy bột nghiền có thể dung 2 chế độ: chế độ chưng sấy ướt và chế độ chưng sấy khô.
- Những biến đổi xảy ra của bột trong quá trình hấp, chưng, sấy:
+ Những biến đổi xảy ra đối với phần háo nước:
Sự trương nở và thay đổi tính dẻo: Trong giai đoạn hấp, chưng, sấy dưới tác dụng của nước và nhiệt độ, khối bột trương nở, dẻo hơn, đàn hồi tốt hơn. Pr bị biến tính màn tăng tính dẻo, tính đàn hồi cho khối bột.
Sự liên hợp của các phân tử bộ: Trong khối bột, xảy ra 2 sự liên kết, liên kết giữa các phân tử bột với nhau và lien kết giữa các phân tử bột và vỏ hydrat với dầu.
Sự biến đổi hóa học: thành phần trong bột gồm nhiều chất khác nhau, dưới ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ảm, 1 số thành phần bị biến đổi so với ban đầu như: Pr dưới tác dụng của nhiệt độ cao bị biến tính, trong 1 số trường hợp biến những chất độc có sãn trong nguyên liệu trở thành những chất không độc.
Sự biến đổi sinh hóa: Khi làm ảm, cường độ phá hủy của enzyme thủy phân lipase tăng lên làm tăng chỉ số acid và chất lượng của dầu bị giảm. Nhưng khi tăng nhiệt độ tới 1 giới hạn nào đó thì hoạt động của enzyme bị đình chỉ.
+ Những biến đổi đối với phần kị nước (dầu):
Sự thay đổi trạng thái: có thể tạo thành 1 lớp váng trên bề mặt
Sự tác động tính chất vật lý: Khi tăng nhiệt độ thì lực căng bề măt, độ nhớt của dầu sẽ giảm đi.
Sự tác động tính chất hóa học: Khi tăng nhiệt độ và ẩm độ, quá trình thủy phân và oxh dầu diễn ra mạnh mẽ hơn. Acid béo trong dầu tiếp xúc với Oxy không khí tạo thành các hợp chất peroxit, sau đó tạo thành các aldehyde, axeton… gây nên các mùi khó chịu. Do vậy cần chưng sấy ở nhiệt độ thấp để tránh làm tăng chỉ số acid của dầu.
- Các yêu cầu kỹ thuật, yếu tố của quá trình hấp chủng sấy bột:
+ Các thông số: nhiệt độ, áp suất của quá trình hấp, chưng, sấy, tốc độ khuấy, thời gian chưng sấy.
+ Thời gian chưng sấy phụ thuộc vào tốc độ khuấy và chiều cao lớp bột,thường là 60-90’.
+ Chế độ chưng sấy còn phụ thuộc vào thành phần hóa học của nguyên liệu.
+ Nhiệt độ chưng sấy phụ thuộc vào thành phần hóa học và mục đích sử dụng khô dầu.
Thông thường nhiệt độ hấp chưng là 85-105ºC, nhiệt độ sấy là 105-130ºC, không sấy quá 130ºC.
+ Trong quá trình này, hoạt động của các enzyme mạnh hơn, nhất là trong quá trình chưng, hoạt động của enzyme lipase thủy phân dầu, giải phóng các acid béo tự do tăng lên, làm giảm chất lượng của dầu,
- Các phương pháp chưng sấy: Hấp bột mỳ bằng phương pháp thủ công.
4- Ép:
Bột sau khi được chưng sấy tới nhiệt độ và ẩm độ thích hợp thì đưa đi ép. Khi ép chia làm nhiều quá trình khác nhau nhưng chủ yếu chia làm 2 quá trình:
- Quá trình xảy ra dưới phần lỏng( dầu) : Dưới tác dụng của lực ép cơ học, các phần tử bột xích lại gần nhau. Khi tăng áp lực ép, các phần tử này bị biến dạng, các khoảng trống chứa dầu hẹp dần và tới khi lớp dầu dồn lại và có bề dày không đổi thì dầu thoát ra. Khi phần lớn lượng dầu thoát ra, khoảng trống này nhỏ dần, khi tăng áp lực tiếp tục nhưng các phân tử bột không bị biến dạng nữa thì dầu thôi không thoát ra.
- Quá trình xảy ra đối với phần rắn:
Trong quá trình ép, lực nén ép càng cao, các phân tử rắn càng bị biến dạng, dầu thoát ra càng nhiều.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ép:
+ Đặc tính của bột nguyên liệu: Mức độ nghiền nhỏ của bột, tỷ lệ vỏ lẫn trong bột, tính dẻo, tính đàn hồi của khối bột.
+ Điều kiện tiến hành ép: Cơ cấu ép, thời gian ép, nhiệt độ ép.
+ Áp suất chuyển động của dầu trong ống mao quản lớn, dầu chảy càng nhanh.
+ Đường kính ống dẫn dầu và số lượng ống dẫn dầu phải đủ lớn trong suốt quá trình ép.
+ Độ nhớt của dầu nhỏ > dầu thoát ra càng nhanh.
+ Thời gian ép phải đủ lớn.
+ Chiều dài ống chảy dầu phải ngắn.
+ Bề mặt tự do của nguyên liệu để dầu thoát ra khi ép phải lớn.
5- Lọc:
Dầu thoát ra khi ép vẫn chứa nhiều tạp chất. Do đó, để bảo quản được lâu hơn phải tiến hành sàng, lọc. Điều kiện, dầu cho chảy vào bể lắng sơ bộ các tạp chất lớn, sau đó bơm lên máy lọc khung bản để tách cặn huyền phù.
- Nhiệt độ lọc thích hợp 45- 65ºC.
- Dầu sau khi lọc gọi là dầu thô, yêu cầu chất lượng của dầu thô:
+Hàm lượng cặn ≤ 0,2 %.
+ Hàm lượng nước vafcacs chất dễ bay hơi < 0,3%.
+ Chỉ số acid của dầu < 5mg KOH.
Nếu chỉ số acid của dầu > 5mg KOH thì phải tiến hành tinh luyện ngay.
6- Xử lý khô dầu:
- Thông thường trong khô dầu còn 1 lượng dầu đáng kể, 13-14 %( ép thủ công), 6-7% (ép vít lien tục). Mặt khác trong khô dầu còn chứa 1 lượng Pr cao có thể sử dụng làm bột thành phẩm, sản xuất nước chấm.
- Một số khá chứa độc tố( trẩu, bông…) dung làm phân bón, thuốc trừ sâu, chất hóa dẻo, tách độc để làm thức ăn chăn nuôi…
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro