Câu 3: Phân tích quá trình nhận thức về đường lối đối ngoại?
Câu 3: Phân tích quá trình nhận thức về đường lối đối ngoại?
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Tình hình thế giới từ giữa thập kỷ 80 thế kỷ XX: Từ giữa những năm 1980, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc gia, dân tộc. Các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng khoảng sâu sắc. Đến đầu những năm 1990, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ, dẫn đến những biến đổi to lớn về quan hệ quốc tế. Trên phạm vi thế giới, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột, tranh chấp vẫn còn, nhưng xu thế chung của thế giới là hoà bình và hợp tác phát triển. Các quốc gia, các tổ chức và lực lượng chính trị quốc tế thực hiện điều chỉnh chiến lược đối nội, đối ngoại và phương thức hành động cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ bên trong và đặc điểm của thê giới. - Xu thế toàn cầu hoá và tác động của nó: .
+ Những tác động tích cực của toàn cầu hoá: trên cơ sở thị trường được mở rộng, trao đổi hàng hoá tăng mạnh đã thúc đẩy phát triển sản xuất của các nước; nguồn vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý cùng các hình thức đầu tư, hợp tác mang lại lợi ích cho các bên tham gia hợp tác. Mặt khác toàn cầu hoá làm tăng tính tuỳ thuộc lẫn nhau, nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia, thuận lợi cho việc xây dựng môi trường hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước.
+ Những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa: xuất phát từ việc các nước công nghiệp phát triển thao túng, chi phối quá trình toàn cầu hoá tạo nên sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế và làm gia tăng sự phân cực giữa các nước giàu và nghèo.
- Tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương, từ những năm 1990, có nhiều chuyển biến mới: Trước hết trong khu vực tuy vẫn tồn tại những bất ổn, như vấn đề hạt nhân, vấn đề tranh chấp lãnh hải thuộc vùng biển Đông và việc một số nước trong khu vực tăng cường vũ trang, nhưng châu Á - Thái Bình Dương vẫn được đánh giá là khu vực ổn định ; hai là, châu Á - Thái Bình Dương có tiềm lực lớn và năng động về phát triển kinh tế. Xu thế hoà bình và hợp tác trong khu vực phát triển mạnh.
- Yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam: Sự bao vây, chống phá của các thế lực thù địch đối với Việt Nam từ nữa cuối thập kỷ 1970 của thể kỷ XX tạo nên tình trạng căng thẳng, mất ổn định trong khu vực và gây khó khăn, cản trở cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam, là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng khoảng kinh tế – xã hội nghiêm trọng ở nước ta. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới là một trong những thách thức lớn đối với cách mạng Việt Nam. Để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nước ta với các quốc gia khác, ngoài việc phát huy tối đa các nguồn lực trong nước, cần phải tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, trong đó việc mở rộng và tăng cường hợp tác kinh tế với các nước và tham gia vào cơ chế hợp tác đa phương có ý nghĩa đặc biêt quan trọng Những đặc điểm, xu thế quốc tế và yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam nêu trên là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam xác định quan điểm và hoạch định chủ trương, chính sách đối ngọai thời kỳ đổi mới
2. Quá trinh nhận thức về đường lối đối ngoại
a. Giai đoạn 1986-1996: Xác lập đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế.
+ Đại hội VI của Đảng ( 12 /1986) trên cơ sở nhận thức đặc điểm nổi bật của thế giới là cuộc cách mạng khoa - học kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ, đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá lực lượng sản xuất, Đảng ta nhận định: “ xu thế mở rộng phân công, hợp tác giữa các nước, kể cả các nước có chế độ kinh tế – xã hội khác nhau,cũng là những điều kiện rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Từ đó Đảng chủ trương phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới và đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa, với các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.
+ Tháng 5-1988, Bộ chính trị ra nghị quyết số 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình tình mới, khẳng định mục tiêu chiến lược và lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải củng cố và giư vững hoà bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế. Bộ chính trị đề ra chủ trương kiên quyết chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ tình trạng đối đầu sang đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hoà bình; lợi dụng sự phát triển của cách mạng khoa học – kỹ thuật và xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới để tranh thủ vị trí có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế; kiên quyết mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, ra sức đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.
Nghị quyết số 13 của Bộ chính trị đánh dấu sự đổi mới tư duy quan hệ quốc tế và chuyển hướng toàn bộ chiến lược đối ngoại của Đảng ta. Sự chuyển hướng này đã đặt nền móng hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ,mở rộng, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế. Trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại, từ năm 1989, Đảng chủ trương xoá bỏ tình trạng độc quyền trong sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu. So với chủ trương của Đại hội V “ Nhà nước độc quyền ngoại thương và Trung ương thống nhất quản lý công tác ngoại thương”, thì đây là bước đổi mới đầu tiên trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại của Việt Nam.
+ Đại hội VII của Đảng ( 6/1991) đề ra chủ trương “hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị – xã hôi khác nhau, trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình”, với phương châm “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.
Đại hội VII đã đổi mới chính sách đối ngoại với các đối tác cụ thể. Với Lào và Campuchia, thực hiện đổi mới phương thức hợp tác, chú trọng hiệu quả trên tinh thần bình đẳng. Với Trung Quốc, Đảng chủ trương thúc đẩy bình thường hoá quan hệ, từng bước mở rộng hợp tác Việt – Trung. Trong quan hệ với khu vực, chủ trương phát triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, phấn đấu cho một Đông Nam Á hoà bình, hữu nghị và hợp tác. Đối với Hoa Kỳ, Đaị hội nhấn mạnh yêu cầu thúc đẩy quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam –Hoa Kỳ.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội lần thứ VII của Đảng thông qua, đã xác định quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới là một trong những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng.
+ Các Hội nghị Trung ương (khoá VII) tiếp tục cụ thể hoá quan điểm của Đại hội VII về lĩnh vực đối ngoại. Trong đó, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VII (tháng 6-1992) nhấn mạnh yêu cầu đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tê. Mở rộng cửa để tiếp thu vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, tiếp cận thị trường thế giới, trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ tài nguyên, môi trường, hạn chế đến mức tối thiểu những mặt tiêu cực phát sinh trong quá trình mở cửa.
à Như vậy quan điểm chủ trương đối ngoại rộng mở được đề ra từ Đại hội lần thứ VI, sau đó được các nghị quyết trung ương từ khoá VI đến khoá VII phát triển đã hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế.
b. Giai đoạn 1996-2008: Bổ sung và phát triển đương lối đối ngoại theo phương châm chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Đại hội lần thứ VIII của Đảng (6/1996) khẳng định tiếp tục mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt với các nước, các trung tâm kinh tế, chính trị khu vực và quốc tế. Đồng thời chủ trương “xây dựng nền kinh tế mở và “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”. Đại hội VIII xác định rõ hơn quan điểm đối ngọai với các nhóm đối tác như: ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN; không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống; coi trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế - chính trị thế giới; đoàn kết với các nước đang phát ttriển, với phong trào không liên kết; tham gia tích cực và đóng góp cho hoạt động của các tổ chức quốc tế, các diễn đàn quốc tế. So với Đại hội VII, chủ trương đối ngoại của Đại hội VIII có các điểm mới: một là, chủ trương mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các đảng khác.
+ Đại hội IX của Đảng (4/2001), Đảng nhấn mạnh chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực. Lần đầu tiên, Đảng nêu rõ quan điểm về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ” “ Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về đường lối, chính sách, đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ phải đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp phát triển đất nước”.
Cảm nhận đầy đủ “lực” và “thế” của đất nước sau 15 năm đổi mới, Đại hội IX đã phát triển phương châm của Đại Hội VII là: “Việt Nam muốn làm bạn với các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” thành “ Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Chủ trương xây dựng quan hệ đối tác được đề ra ở Đại hội IX đánh dấu bước phát triển về chất tiến trình quan hệ quốc tế của Việt Nam thời kỳ đổi mới.
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 4-2006) nêu quan điểm : thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Đồng thời đề ra chủ trương “ chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”.
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là hoàn toàn chủ động quyết định đường lối, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, không thể rơi vào thế bị động; phân tích lựa chọn phương thức hội nhập đúng, dự báo được những tình huống thuận lợi và khó khăn khi hội nhập kinh tế quốc tế.
Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là khẩn trương chuẩn bị, điều chỉnh, đổi mới bên trong, từ phương thức lãnh đạo, quản lý đến hoạt động thực tiên; từ Trung ương đến địa phương, doanh nghiệp; khẩn trương xây dựng lộ trình, kế hoạch, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế; tích cực, nhưng phải thận trọng, vững chắc.
à Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế phải là ý chí, quyết tâm của Đảng, Nhà nước, toàn dân, của mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và toàn xã hội. Như vậy, đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế được xác lập trong mười năm đầu của thời kỳ đổi mới (1986-1996), đến Đại hội X (năm 2006) được bổ sung, phát triển theo phương châm chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dang hoá các quan hệ quốc tế.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro