Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Câu 3: Mục đích việc dạy học môn toán ở trường phổ thông?

Câu 3: Mục đích việc dạy học môn toán ở trường phổ thông?

1.Trang bị tri thức, kĩ năng toán học và kĩ năng vận dụng toán học

Môn toán cần cung cấp cho hs những kiến thức, kĩ năng, pp toán học phổ thông cơ bản, thiết thực

Hs kiến tạo tri thức, rèn luyện kĩ năng, đó là cơ sở để thực hiện các mục tiêu về các phương diện khác. Để đạt được mục tiêu quan trọng này, môn toán cần trang bị cho hs một hệ thống vững chắc những tri thức, khái niệm , pp toán học phổ thông cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn VN, theo tinh thần gd kĩ thuật tổng hợp, đồng thời bồi dưỡng cho họ khả năng vận dụng những hiểu biết toán học vào việc học tập các môn học khác, vào đời sống lao động sản xuất và tạo tiềm lực tiếp thu khoa học kĩ thuật.

Thứ nhất, cần tạo cho hs kiến tạo những dạng tri thức khác

Tri thức sự vật: một khái niệm, một định lí, một ứng dụng toán học...

Tri thức pp liên hệ với hai loại pp khác nhau về bản chất: những pp là những thuật về làm tròn những giá trị gần đúng

Tri thức giá trị có nội dung là những mệnh đề đánh giá

Trong dạy toán người thầy giáo cần coi trọng đúng mức các dạng tri thức khác nhau, tao cơ sở cho việc thực hiện gd toàn diện. Đặc biệt tri thức pp ảnh hưởng quan trọng tới việc rèn luyện kĩ năng, tri thức giá trị liên hệ mật thiết với việc gd tư tưởng chính trị

Thứ hai, cần rèn luyện cho hs những kĩ năng trên bình diện khác nhau:

Kĩ năng vận dụng tri thức trong nội bộ toán học

Kĩ năng vận dụng tri thức toán vào các môn khác

Kĩ năng vận dụng toán vào đời sống

Thứ ba, cần có ý thức để hs phối hợp giữa chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kĩ năng thể hiện ở 6 chức năng trí tuệ từ thấp đến cao

Biết ghi nhớ và tái hiện thông tin

Thông hiểu giao tiếp sử dụng thông tin đã có

Vận dụng áp dụng các thông tin vào tình huống mới mà không cần sự gợi ý

Phân tích chia thông tin thành các bộ phận và thiết lập sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng

Tổng hợp cải tổ các thông tin thành các nguồn khác nhau, trên cơ sở đó tao nên mâu thuẫn mới

Đánh giá: phán đoán về giá trị của một tư tưởng, pp, tài liệu nào đó

Thứ tư, cần làm nổi bật những mạch tri thức, khái niệm xuyên suốt chương trình

Dạy học môn toán không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những tri thức đơn lẻ, rèn luyện những kĩ năng riêng biệt cho hs, mà phải thường xuyên chú ý những hệ thống tri thức, kĩ năng tạo thành những mạch xuyên suốt chương trình

2.Phát triển năng lực trí tuệ

Thứ nhất, là rèn luyện tư duy logic và chính xác

Làm cho hs nắm vững, hiểu đúng và sử dụng đúng những liên kết logic: và, hoặc, nếu, thì...

Phát triển khả năng định nghĩa và làm việc với những định nghĩa

Phát triển khả năng hiểu chứng minh, trình bày lại chứng minh và độc lập tiến hành chứng minh

Thứ hai là phát triển khả năng suy đoán và tưởng tượng

Làm cho hs quen và có ý thức sử dụng những quy tắc suy đoán như xét tương tự, khái quát hóa..

Tập luyện cho hs khả năng hình dung được những đối tượng, quan hệ không gian và làm việc với chúng dựa trên những dữ liệu bằng lời hay những hình phẳng, từ những biểu tượng của những đối tượng đã biết có thể hình thành, sáng tạo ra hình ảnh của đối tượng chưa biết hoặc không có trong đời sống.

Thứ ba, rèn luyện những hoạt động trí tuệ cơ bản: phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa

Phân tích là tách một hệ thống thành những vật, một vật thành những bộ phận riêng lẻ

Tổng hợp là liên kết những bộ phận thành một vật, liên kết nhiều vật thành một hệ thống

Trừu tượng hóa là tách những đặc điểm bản chất khỏi những đặc điểm không bản chất

Khái quát hóa là chuyển từ một tập hợp đối tượng sang một tập hợp lớn hơn chứa tập hợp ban đầu bằng cách nêu bật một số đặc điểm chung của các phần tử trong tập hợp xuất phát

Thứ tư, hình thành những phẩm chất trí tuệ

Tính linh hoạt: thể hiện ở khả năng chuyển hướng quá trình tư duy

Tính độc lập: thể hiện ở khả năng tự mình phát hiện vấn đề, tự mình xây dựng phương hướng, tìm ra cách giải quyết, tự mình kiểm tra và hoàn thiện kết quả đạt được. tính độc lập liên hệ mật thiết với tính phê phán của tư duy

Tính sáng tạo: thể hiện ở khả năng tạo ra cái mới, phát hiện vấn đề mới, tìm ra hướng đi mới.

3. Giáo dục chính trị tư tượng phẩm chất và phong cách lao động khoa học

Thứ nhất, cần gd lòng yêu nước, yêu CNXH

Đưa những số liệu về công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc vào những đề toán

Khai thác một số sự kiện về lịch sử toán học liên quan tới truyền thống dân tộc

Gd lòng tự hào về tiềm năng toán học của dân tộc

Thứ hai, cần bồi dưỡng cho hs thế giới quan duy vật biện chứng

Làm cho hs thấy rõ mlh giữa toán học và thực tiễn, cụ thể là thấy rõ toán học là một dạng phản ánh thực tế khách quan, thấy rõ nguồn gốc, đối tượng và công cụ của toán học

Làm cho hs ý thức được những yếu tố của phép biện chứng, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt độc lập, sự chuyển hóa từ thay đổi số lượng sang chất lượng....

Thứ ba, cần rèn luyện phẩm chất đạo đức, phong cách lao động khoa học cho hs: tính cẩn thận, chính xác, tính kế hoạch, kỉ luật, kiên trì vượt khó, khả năng hợp tác lao động, thái độ phê phán, thói quen tự kiểm tra...

Thứ tư, giáo dục thẩm mĩ qua môn toán

Môn toán có những cơ hội để hs cảm nhận và thể hiện cái đẹp thao nghĩa thông thường trong đời sống. những hình vẽ đẹp trong sgk, cách trình bày bảng sáng sủa của thầy... có tác dụng bồi dưỡng óc thẩm mĩ, làm cho hs biết thưởng thức cái đẹp. Việc yêu cầu hs giữ vở sạch, chữ viết đẹp, vẽ hình rõ ràng sáng sủa,... sẽ góp phần gd họ thể hiện và sáng tạo cái đẹp.

4. Tạo cơ sở để hs tiếp tục học tập hoặc đi vào cuộc sống lao động

Môn toán cần tạo cơ sở để hs tiếp tục học ĐH, CĐ, TCCN,... hoặc đi vào cuộc sống lao động theo định hướng phân ban: ban KHTN và ban KHXH và nhân văn

Tạo tiềm lực để người học có thể thích ứng với những con đường sự nghiệp khác nhau, với những hoàn cảnh khác nhau và có thể thực hiện gd suốt đời.

▪Học để biết là nắm được những công cụ để hiểu

▪Học để làm là phải có khả năng hoạt động sáng tạo tác động vào môi trường của mình

▪Học để chung sống là tham gia hợp tác với những người khác trong mọi hoạt động của con người

▪Học để làm người là sự tiến triển quan trọng nảy sinh từ ba loại hình học tập trên, nhằm phát huy tốt hơn nhân cách của mình và sẵn sàng hành động với một khả năng ngày càng gia tăng về các mặt tự chủ, suy xét và về trách nhiệm cá nhân.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #northwest