Câu 3: Các biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học.
Câu 3: Các biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học.
a) Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về sự cần thiết phải đổi mới PPDH.
- Nhận thức rõ đổi mới PPDH là quy luật phát triển tất yếu của dạy học, là xu thế tất yếu của hiện nay theo hướng: Cải tiến PPDH truyền thống, thử nghiệm các PPDH hiện đại, tìm kiếm các PPDH mới, nghiên cứu ứng dụng CNTT và thành tựu các khối khoa học khác vào dạy học nhằm từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
- Khẳng định quyết tâm và trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục, các nhà quản lý, GV trong đổi mới cách dạy, cách học; xác định đổi mới PPDH là quá trình lâu dài, phải kiên trì, phải làm từng bước, khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của GV, HS, tránh áp đặt, bảo thủ hoặc cực đoan.
- Đổi mới về quan niệm dạy học, người dạy, người học và PPDH.
+ Quan niệm về dạy học: Cần tập trung vào PP học tập nhằm để HS tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề để tự chiếm lĩnh kiến thức.
+ Quan niệm về người dạy, người học:
GV và HS đều là chủ thể của hoạt động dạy học., PPDH “tương tác”, “cộng tác” giữa GV và HS có vai trò quan trọng trong nhà trường. Gv cần có kế hoạch tổ chức, hướng dẫn HS đạt được mục tiêu học tập.
+ Quan niệm về PPDH:
Đổi mới PPDH là kế thừa có chọn lọc một cách sáng tạo các PPDH truyền thống, loại bỏ PP lạc hậu, mạnh dạn vận dụng những thành tựu mới của khoa học, kĩ thuật, CNTT trong việc đổi mới PPDH; tổ chức, chỉ đạo có hệ thống, khoa học, đồng bộ và có tính khả thi việc đổi mới PPDH.
b) Thực hiện qui trình chỉ đạo đổi mới PPDH.
Quy trình chỉ đạo đổi mới PPDH:
Bước 1: Chuẩn bị.
- Tác động nhận thức, tạo tâm thế và điều kiện cho GV sẵn sàng tham gia đổi mới PPDH.
- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính, xây dựng môi trường dạy học phục vụ cho đổi mới PPDH.
- Nghiên cứu thực trạng đội ngũ GV: năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, điều kiện bản thân để đổi mới PPDH.
- Nghiên cứu đặc điểm đối tượng người học.
- Thành lập Ban chỉ đạo đổi mới PPDH.
- Dự thảo chương trình, kế hoạch hoạt động.
- Tổ chức hội thảo, tọa đàm trong tập thể sư phạm để thống nhất chương trình kế hoạch, ý chí và hành động.
Bước 2: Chỉ đạo điểm
- Định hướng về cách thiết kế bài học theo tinh thần đổi mới.
- Định hướng thống nhất về chuẩn đánh giá giờ dạy của giáo viên theo tinh thần đổi mới PPDH, thống nhất quy trình đánh giá.
- Chọn đối tượng thực nghiệm: môn học, bài học, người dạy, người học,…
- Tổ chức cho đối tượng được thực nghiệm chuẩn bị tiết dạy.
- Tổ chức dạy thí điểm.
- Dự giờ, kiểm tra, đánh giá kết quả.
- Sơ kết rút ra kinh nghiệm bước đầu để mở rọng đại trà.
Bước 3: Chỉ đạo mở rộng đại trà.
- Phát huy nội lực, gây khi thế thi đua sôi nổi, hào hứng trong tập thể giáo viên và học sinh.
- Tổ chức, chỉ đạo dạy học theo tinh thần đổi mới PPDH ở tất cả các môn học, ở tất cả các giáo viên.
- Tổ chức dự giờ, phân tích sư phạm bài trên lớp, đánh giá, xếp loại.
- Theo dõi, quan sát, thu thập và xử lý thong tin đa chiều, điều hành, phối hợp hành động giữa cá nhân và tổ chức.
- Kiểm tra, đánh giá từng công đoạn, động viên, khuyến khích, điều chỉnh thúc đẩy hoạt động dạy học theo hướng đích.
- Tiến hành từng bước vững chắc, liên tục từ năm này qua năm khác và có tổng kết kinh nghiệm.
Bước 4: Tổng kết đánh giá.
- Tổng kết, đánh giá hàng năm, hàng kì, hàng tháng, khen thưởng, trách phạt khi cần thiết.
- Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm các nhân tập thể. Trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nhà trường.
Tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm quản lý để tiếp tục triển khai trong năm học tiếp theo.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro