Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

cau 3,4

Câu 3 : Tư tưởng HCM về bản chất và mục tiêu của CNXH - Tư tưởng HCM về con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam :

1) Tư tưởng HCM về bản chất và mục tiêu của CNXH :

1.1 : Sự hình thành tư duy HCM về CNXH ở Việt Nam :

- Nội dung cốt lõi của tư tưởng HCM là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH . Người đã tìm thấy giải pháp cứu nước mới là giải phóng dân tộc để phát triển dân tộc theo con đường cách mạng của giai cấp công nhân , kết hợp độc lập dân tộc với CNXH , tiến tới CNXH bỏ qua chế độ TBCN .

- Nguyễn Ái Quốc nhận ra rằng nếu xóa bỏ áp bức bóc lột dân tộc mà không xóa bỏ tình trạng bóc lột và áp bức giai cấp thì nhân dân lao động vẫn chưa thực sự được giải phóng .

- Vì vậy chỉ có cách mạng XHCN mới mở đường đi tới XH mới , xác lập quyền làm chủ của người lao động .

1.2 : Quan niệm của HCM về bản chất của CNXH :

- CNXH là một chế độ XH có lực lượng sản xuất phát triển cao , gắn liền sự phát triển tiến bộ khoa học - kỹ thuật và văn hóa .

- Nền kinh tế của CNXH là chế độ sở hữu XH về tư liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động .

- CNXH có chế độ chính trị dân chủ . Nhà nước là của dân , do dân và vì dân , dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nồng cốt là liên minh công - nông trí thức do Đảng cộng sản lãnh đạo .

- CNXH có một hệ thống quan hệ XH lành mạnh , công bằng , bình đẳng , không bóc lột , áp bức

-> Vì vậy CNXH theo quan niệm của HCM là của con người và vì con người , là chế độ XH mang bản chất dân chủ và nhân đạo nhất .

1.3 Quan niệm của HCM về mục tiêu và động lực của CNXH :

* Về mục tiêu của CNXH :

+ Mục tiêu chính trị : Xây dựng chế độ chính trị dân chủ , đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân .

+ Mục tiêu kinh tế : Xây dựng nền kinh tế XHCN với công bằng sự nghiệp hiện đại , khoa học và kỹ thuật tiên tiến . Chế độ kinh tế của CNXH phải được tạo lập trên cơ sở chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất .

+ Mục tiêu văn hóa xã hội : Nền văn hóa mới mang tính dân tộc , khoa học và đại chúng

* Về động lực của CNXH :

+ Động lực bên trong :

HCM khẳng định động lực quan trọng nhất là con người , là nhân dân lao động , nồng cốt là công nông trí thức .

Những động lực quan trọng khác như truyền thống yêu nước của dân tộc , tinh thần đoàn kết , sức sáng tạo của nhân dân .

+ Động lực bên ngoài :

Là sức mạnh thời đại tinh thần đoàn kềt quốc tế , kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại .

2) Tư tưởng HCM về con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam :

2.1 : Quan niệm của HCM về con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam :

- HCM quan niệm về thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ quá độ gián tiếp cụ thể - quá độ từ một XH thuộc địa nửa phong kiến , kinh tế nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH , là loại hình quá độ theo phương thức rút ngắn .

- Theo HCM khi bước vào thời kỳ quá độ , nước ta có đặc điểm lớn nhất là từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển TBCN .

- Xây dựng CNXH ở nước ta trong thời kỳ quá độ :

* Trong lĩnh vực chính trị :

- Phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng .

- Phải củng cố và tăng cường sức mạnh của hệ thống chính trị trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH

* Trong lĩnh vực kinh tế :

- Tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa XHCN

- Lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu , phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần , ưu tiên phát triển kinh tế quốc doanh , kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động , thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động " làm nhiều hưởng nhiều , làm ít hưởng ít , không làm không hưởng"

* Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội :

Muốn xây dựng CNXH phải có con người CNXH , phải nâng cao dân trí , đào tạo và sử dụng nhân tài .

2.2 : Bước đi và các biện pháp xây dựng CNXH ở nước ta :

- Xây dựng CNXH là một hiện tượng mang tính quốc tế nên phải học tập kinh nghiệm của các nước anh em .

- Phải xuất phát từ điều kiện thực tế , đặc điểm dân tộc , nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân .

Câu 4 : Quan điểm HCM về vai trò của đạo đức cách mạng :

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

Hồ Chí Minh là nhà chính trị nhưng đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự phản ánh thực tiễn xã hội Việt Nam, là sự tiếp thu phát triển giá trị truyền thống đạo đức dân tộc, tiếp thu tinh hoa đạo đức nhân loại. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện trên các nội dung sau:

1.1. Đạo đức là cái "gốc" của con người

Cơ sở để Hồ Chí Minh khẳng định vai trò của đạo đức

Một là, xuất phát từ yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Mới mục tiêu xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới với những lý tưởng và khát vọng cao đẹp do đó: sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lớn đầy khó khăn, gian khổ và nặng nề. Sự nghiệp đó đòi hỏi sự cố gắng của nhiều người, nhiều thế hệ người Việt Nam nên đòi hỏi phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.

Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng của người cách mạng: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân"

. "Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang"

Vai trò của đạo đức cách mạng còn thể hiện ở chỗ đó là thước đo lòng cao thượng của con người. Theo Hồ Chí Minh, Xã hội phân công cho mỗi người công việc khác nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng.

Hai là, đạo đức là vũ khí sắc bén cho cuộc đấu tranh của dân tộc. Cách mạng muốn thắng lợi phải có Đảng lãnh đạo. Đảng muốn lãnh đạo cách mạng thành công thì Đảng phải là "đạo đức, là văn minh". Xét đến cùng, văn minh là trí tuệ mà người cách mạng cần có. Còn đạo đức là phẩm chất con người cần phải có trong cuộc đấu tranh ấy. Người cách mạng cần có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp trong quan hệ với giai cấp với nhân dân, với dân tộc.

Cách mạng muốn thành công phải có đội ngũ cán bộ cách mạng có đạo đức, đức là gốc của người cán bộ nhưng phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với tài. Có đức phải có tài, nếu không sẽ không có lợi ích gì, thậm chí còn hại cho dân. Tài càng cao đức phải càng lớn, vì đức, tài nhằm phục vụ cho thắng lợi của cách mạng.

1.2. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh những phẩm chất đạo đức được nêu ra phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là tùy thuộc vào nhiệm vụ, yêu cầu của cách mạng.

1.2.1. Yêu thương con người

Là chuẩn mực đạo đức bao trùm nhất, cao đẹp nhất. Nó là điểm xuất phát trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, được nâng lên thành chủ nghĩa nhân văn kiểu mới.

Yêu thương con người là tình cảm rộng lớn, nhưng ở Hồ Chí Minh không chung khung trìu tượng mà được nhận thức và giải quyết theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê nin: trước hết được dành cho các dân tộc và người lao động bị áp bức.

Yêu thương con người ở Hồ Chí Minh vừa sâu sắc, rộng lớn, vừa gần gũi cụ thể.

Người ham muốn tột bậc đến mục tiêu giải phóng con người: đất nước được độc lập dân được tự do ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.

Yêu thương con người còn thể hiện trong quan hệ của Hồ Chí Minh với đồng chí, đồng đội, bạn bè, người thân thể hiện ở sự nghiêm khắc với mình, rộng rãi với người khác, độ lượng, nâng người khác lên chứ không hạ thấp, vùi dập họ.

1.2.2. Trung với nước, hiếu với dân

Hồ Chí Minh sử dụng khái niệm của Nho giáo của truyền thống dân tộc nhưng đã cách mạng hóa nội dung của khái niệm đó. Đây là sự kết tinh chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo là ý thức mãnh liệt của con người Việt Nam với Tổ quốc, là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa hàng đầu.

Nội dung:

- Trung với nước.

Khái niệm nước bị đảo ngược: Nước trước kia là của Vua, dân phải trung với vua, nay nước là của dân, dân lại làm chủ đất nước nên trung với nước tức là trung với dân do vậy:

Cá nhân phải đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của tổ quốc lên trên hết, trước hết.

Suốt đời hy sinh phấn đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội.

Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.

- Hiếu với dân:

Thấy được sức mạnh thực sự của nhân dân: bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu quyền hành và quyền lực đều ở nơi dân.

Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.

Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Tóm lại là phải thực hiện: Nắm rõ dân tình, hiểu rõ dân tâm, nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh.

1.2.3. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Đây là biểu hiện cụ thể của "Trung với nước, hiếu với dân, là phẩm chất mà Hồ Chí Minh đề cập tới nhiều nhất trong một cuộc đời lãnh đạo cách mạng của Người từ tác phẩm

"Đường kách mệnh" đến di chúc cuối cùng.

Hồ Chí Minh đã sử dụng khái niệm cũ của đạo đức phương Đông để nói tới yêu cầu đạo đức mới. Mỗi luận điểm Người cụ thể hóa nội dung để phản ánh hiện thực.

Nội dung:

Cần: Siêng năng, cần cù, không lười biếng, không ỉ lại, tự lựa cách sinh

Kiệm: Tiết kiệm thời gian, sức lực, của cải. Kiệm không phải là bủn xỉn, những cái đáng tiêu thì tiêu, những cái không đáng tiêu thì một xu cũng không tiêu. Cần kiệm gắn liền với nhau để nâng cao năng suất lao động, để tích lũy vốn.

Liêm: Trong sạch, không tham lam: tôn trọng, giữ gìn của nhân dân, không tham địa vị, không ham tiền tài, không ham sung sướng, không ham tâng bốc.

Chính: là không tà, mà thẳng thắn, đứng đắn với mình, với người với công việc.

Chí công vô tư: Không vì cá nhân trước mà đem lòng vô tư nghĩ tới người, tới việc lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Phấn đấu vì lợi ích của Tổ quốc, của Đảng của nhân dân lên trên hết, trước hết.

Hồ Chí Minh chỉ rõ cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là bốn đức không thể thiếu được ở con người, nó liên quan đến nhau:

"Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc

Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính

Thiếu một mùa thì không thành trời

Thiếu một phương thì không thành đất

Thiếu một đức thì không thành người"

1.2.4. Tinh thần quốc tế trong sáng

Đây là một nội dung quan trọng nhất trong những phẩm chất đạo đức cộng sản, được hình thành từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân. Hồ Chí Minh nêu mệnh đề: Tứ hải giai huynh đệ (Bốn phương vô sản đều là anh em). Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác Lênin Người chỉ rõ chủ nghĩa yêu nước chân chính là một bộ phận của phong trào vô sản quốc tế, do vậy phải có tinh thần quốc tế vô sản. Thể hiện:

Phải đoàn kết với phong trào công nhân quốc tế, đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, đoàn kết với nhân dân tiến bộ trên thế giới giúp bạn tức là tự giúp mình....vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: