cau -29
Câu 29: Thị trường chứng khoán ở Việt Nam: Quá trình hình thành, vai trò, thực trạnghoạt động và giải pháp củng cố, phát triển.
1-Những vấn đề chung về thị trường chứng khoán (TTCK):
a.Khái niệm về chứng khoán và TTCK.
Thị trường chứng khoán (TTCK) trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.
b.Chức năng của TTCK.
- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô
2-Cấu trúc của TTCK:
Sở giao dịch chứng khoán.
Thị trường chứng khoán OTC.
Thị trường chứng khoán vô hình.
Các chủ thể tham gia và hệ thống giao dịch.
3-Vai trò của TTCK đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam:
- Bổ sung một kênh thu hút vốn rất phù hợp với đặc điểm và một số điều kiện của Việt Nam.
- Tác dụng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công nghiệp hoá.
- Nâng cao hiệu quả nền kinh tế.
- Thúc đẩy cổ phần hoá DNNN.
- Thúc đẩy hội nhập quốc tế và củng cố cơ chế thị trường ở Việt Nam.
4-Thực trạng hoạt động và các giải pháp củng cố và phát triển TTCK:
a. Sự ra đời của TTGDCK thành phố HCM và HN:
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11-7-1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000.
Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội đã chính thức chào đời vào ngày 8/3/2005. Khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là "sân chơi" cho các DN nhỏ và vừa (với vốn điều lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng).
b. Thành tựu bước đầu của TTGD thành phố HCM và TTCK Việt Nam.
Trải qua 9 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam đã có nhiều sự kiện đáng nhớ: doanh nghiệp niêm yết tăng mạnh, nhà đầu tư cả trong và ngoài nước tham gia mạnh mẽ, các tổ chức trung gian phát triển... đặc biệt là trong năm 2006,2007 và 2008.
-TTCK Việt Nam đã phát triển vượt bậc trong năm 2006 và đầu năm 2007, vượt xa dự đoán của cơ quan quản lý nhà nước Quy mô thị trường đã gia tăng vượt kế hoạch đề ra cho năm 2010 là tổng mức vốn hoá TTCK đạt trên 15% GDP (tính riêng sàn chứng khoán TP.HCM, mức vốn hoá tính đến ngày 8/2 đã đạt khoảng 15 tỷ USD vượt 25% GDP). Giá chứng khoán không những không giảm (do cung tăng) mà còn vùn vụt tăng, liên tiếp đạt kỷ lục do các luồng tiền mới liên tục được rót vào.
-Sau bốn năm liền tăng trưởng trên 20%, ít ai ngờ được VN-Index lại mất tới 66% giá trị trong năm 2008: mở đầu năm ở mức 921 điểm nhưng kết thúc ngày 31/12 chỉ còn hơn 315 điểm. Chỉ số HaSTC cũng mất đi 67,5%. Đây là mức độ sụt giảm cao trong khi hầu hết các chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới chỉ giảm từ 35%-45%.
- Thị trường chứng khoán năm 2009 sẽ tăng cao do các ngân hàng tăng vốn điều lệ và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tăng số lượng doanh nghiệp niêm yết , theo thống kê số lượng cổ phiếu có thể niêm yết theo các công ty đã nộp hồ sơ niêm yết khoảng :
Hose:143,600,000
HASTC:201,214,534
Việt Nam dự báo sẽ phục hồi vào năm 2010, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có cơ sỡ phục hồi vào quý 4/2009.
b. Những tồn tại và hạn chế.
- thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng trở nên nhỏ bé và không còn được giới đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều như trước đây. Năm 2008, tính theo USD, VN-Index sụt mất 69%, mức giảm tồi tệ nhất trong số các thị trường chứng khoán ở châu Á. - - Một vấn đề lớn của thị trường chứng khoán Việt Nam là báo cáo tài chính kém minh bạch. Thực trạng này một phần bắt nguồn từ sự thiếu vắng những dự báo nhất quán do có quá ít các nhà phân tích theo dõi các công ty niêm yết. Ngoài ra, chỉ những báo cáo tài chính cuối năm mới được kiểm toán và những khoản hao hụt tài sản lớn bất thường thường chỉ được công bố vào cuối năm
5-Phương hướng và các biện pháp thúc đẩy:
- Áp dụng phương thức thoả thuận cho đối tác chiến lược
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện cổ phần hoá để đảm bảo chương trình cải cách, đối mới doanh nhiệp, tạo hàng chất lượng cao cho thị trường chứng khoán và thu hút vốn đầu tư.
Một mặt chuyển đổi được hình thức sở hữu, từ đó góp phần cải thiện quản trị công ty, mặt khác không gây thiệt hại cho nhà nước, đồng thời thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài (góp vốn mua cổ phần được coi là đầu tư trực tiếp phải nắm giữ 2-3 năm).
- Nâng tỷ lệ sử hữu nước ngoài trong ngân hàng lên 35%
cho phép ngân hàng bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài với tỷ lệ dưới 5% không phải xin phép Ngân hàng Nhà nước, đồng thời nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng lên 35% để tăng tính hấp dẫn khi luồng vốn đầu tư đang giảm sút.
- Giãn thuế Thu nhập cá nhân cho đầu tư trên thị trường chứng khoán thêm 1-2 năm áp dụng cho thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán (bao gồm thuế đánh vào doanh thu, cổ tức và trái tức)
- Thành lập Quỹ bình ổn thị trường và quỹ đầu tư theo chỉ số, nghiên cứu phương án thành lập quỹ bình ổn thị trường chứng khoán với sự tham gia góp vốn của Nhà nước, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
- NĐT nước ngoài nắm 49% cho cả chứng khoán niêm yết và công ty đại chúng
Thứ năm, trình Chính Phủ ban hành Quyết định sửa đổi Quyết định 238/2005/ QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán. Trong đó thống nhất áp dụng tỷ lệ 49% với cả chứng khoán niêm yết và công ty đại chúng.
- Thứ sáu, tăng cường vai trò của các Hiệp hội trong một số nhiệm vụ
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro