Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

câu 26

1.1 Định nghĩa gia công cắt gọt kim loại

          Các phương pháp gia công cắt gọt (còn gọi là gia công cơ, gia công có phoi) là các phương pháp gia công mà trong quá trình gia công có tạo ra phoi. Phoi là phần vật liệu được hớt đi bởi dụng cụ cắt (còn gọi là dao cắt) trong quá trình cắt gọt. Ví dụ: phoi bào khi bào gỗ, mạt thép khi mài, phoi tiện khi tiện thép... Phôi là vật liệu đưa vào để gia công trên mỗi nguyên công cụ thể.

          Dụng cụ cắt  (dao cắt) là dụng cụ trực tiếp hớt đi lớp phoi trong quá trình gia công. Dụng cụ cắt rất đa dạng, ví dụ như dũa, mũi khoan, lưỡi cưa, dao tiện, dao phay, dao bào, đá mài v.v…

          Các phương pháp gia công kim loại bằng cắt gọi rất đa dạng, điển hình là các phương pháp gia công Tiện, phay, Bào, Mài, Xọc, Chuốt, Khoan, Khoét, Doa,v.v… Các phương pháp gia công nguội ( Đục, Cưa, Dũa v.v…) cũng thuộc loại gia công có phoi (gia công nguội là cách gọi chung).

    ĐỊNH NGHĨA: Gia công kim loại bằng cắt gọt là quá trình lấy đi một lớp vật liệu trên phôi để nhận được chi tiết có hình dạng, kích thước và chất lượng bề mặt theo yêu cầu.

         12.1.2. Các chuyển động khi cắt

          Quá trình cắt gọt diễn ra bởi các chuyển động sau đây:

          a) Chuyển động tác động:

           * Chuyển động chính (còn gọi là chuyển động cắt)

          Là chuyển động cơ bản tạo ra tốc độ cắt Vc. Chuyển động chính có thể quay tròn như khi  tiện, khoan,phay, mài…hoặc  chuyển động

        tịnh tiến như bào, xọc.

          * Chuyển động tiến dao (còn gọi là chuyển động bước tiến):

Là chuyển động cần thiết làm cho sự cắt gọt được diễn ra liên tục cho tới khi gia công xong bề mặt cần gia công.

Chuyển động chạy dao có thể là chuyển động tịnh tiến như khi tiện, khoan, doa, phay, mài… hoặc là chuyển động gián đoạn như khi bào, xọc…Hình 12.1                                                                                                                                                 b) Chuyển động phụ:

Là các chuyển động khác để hoàn thành quá trình gia công cụ thể như: chuyển động tiến dao vị trí cắt, rút dao dao ra khỏi phôi, đưa dao về vị trí ban đầu…

12.1.3.Các mặt trên vật gia công- Lượng dư gia công

Trên vật chi tiết đang gia công có 3 mặt sau:

 * Mặt chưa gia công(1):

Là bề mặt của phôi mà dao chưa đi qua và sẽ được gia công đến.

 * Mặt gia công( mặt đang gia công) (2): Là bề mặt của phôi đang tiếp xúc trực tiếp với lưỡi cắt của dao trong quá trình cắt gọt. Mặt gia công nối tiếp mặt chưa gia công. Hình 12.2

 * Mặt đã gia công (3): Là bề mặt của phôi mà dao đã đi qua và hớt bỏ một lớp phoi nhất định. Lớp phoi này là có thể nhỏ hơn hoặc bằng lượng dư gia công.Hình 12.2Lượng dư gia công: Là chiều dày lớp kim loại cần phải được cắt bỏ bề mặt phôi trong quá trình cắt gọt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #quy