câu 25
1. Nguyên công.
Nguyên công là một phần của quá trình công nghệ do một công nhân hay một nhóm công nhân gia công liên tục một chi tiết hay một tập hợp chi tiết tại một chỗ làm việc nhất định.
Ví dụ:
Hình 1.1
Trong sản xuất đơn chiếc loạt nhỏ thì mỗi máy là một chỗ làm việc do đó quy trình có bao nhiêu máy thì bấy nhiêu nguyên công còn nếu sản lượng gia công lớn thì cần phải quan tâm tới tính liên tục.
Ví dụ: hình 1.1.
Phương án 1:
1 nguyên công.®1K62: gia công A, gia công B cho 1 chi tiết rồi gia công cho chi tiết tiếp theo
Phương án 2:
1K62: gia công A cho cả loạt chi tiết sau đó mới gia công B cho cả loạt chi tiết 2 nguyên công.®
Chỗ làm việc: là một vị trí trong phân xưởng tại đó có các thiết bị chính, các trang bị phụ nhằm hoàn thành một công việc nhất định nào đó.
ý nghĩa của nguyên công:
Nguyên công là một phần cơ bản của quá trình công nghệ, tại đó sẽ cho chúng ta biết: định vị, kẹp chặt, bề mặt gia công, dụng cụ cắt, trang thiết bị công nghệ, độ chính xác và chất lượng bề mặt đạt được, chế độ cắt .v.v Từ đó có thể tính toán được giá thành, hạch toán được kinh tế, điều độ được sản xuất.
Tên nguyên công vừa được ghi theo số thứ tự bằng chữ số La Mã vừa được ghi theo nội dung công việc.
Ví dụ:
Hình 1.2
2. Bước.
Bước là một phần của nguyên công được thực hiện bằng một dụng cụ cắt hay một tập hợp dụng cụ cắt, gia công một bề mặt hay một tập hợp các bề mặt trong một lần điều khiển lấy chế độ cắt ( Chế độ cắt không đổi).
Ví dụ: Hình 1.3
Hình 1.3
Tên của bước vừa được ghi theo thứ tự bằng chữ số thường vừa được ghi theo nội dung công việc.(Ví dụ: Hình 1.3)
Bước đơn giản là bước chỉ có 1 dụng cụ cắt, gia công một bề mặt trong một lần điều khiển chế độ cắt. Bước phức tạp là là bước sử dụng một tập hợp dụng cụ cắt gia công một tập hợp bề mặt trong một lần điêù khiển chế độ cắt.
Ví dụ:
Hình 1.4
3. Đường chuyển dao (lần chuyển dao).
Đường chuyển dao là một lần dịch chuyển của dụng cụ cắt theo phương chạy dao s để bóc đi một lớp kim loại nhất định. Đường chạy dao là một phần của bước.
Ví dụ:
Hình 1.5
4. Gá và vị trí.
Gá là một phần của nguyên công được thực hiện trong một lần gá đặt chi tiết. Gá đặt chi tiết bao gồm hai quá trình là: định vị và kẹp chặt.
+ Định vị: xác định cho chi tiết có một vị trí tương quan chính xác trong hệ thống công nghệ (HTCN).
+ Kẹp chặt: cố định vị trí chi tiết đã được định vị để chống lại tác động của ngoại lực. Ví dụ như hình 1.2
Vị trí: Là một phần của nguyên công, được xác định bởi một vị trí tương quan giữa chi tiết với máy hoặc giữa chi tiết với dụng cụ cắt.
Một lần gá có thể có thể có nhiều vị trí nhưng một vị trí bao giờ cũng thuộc một lần gá.
Ví dụ:
Hình 1.6
Việc thực hiện một lần gá có nhiền vị trí nhằm mục đích giảm thời gian gá đặt, nâng cao năng suất gia công đồng thời trong nhiều trường hợp nó còn góp phần nâng cao độ chính xác gia công.
5. Động tác.
Động tác là các hành động cụ thể của công nhân trực tiếp tác động vào hệ thống công nghệ nhằm hoàn thành các công việc của một nguyên công.
Ví dụ: bấm công tắc, đẩy ụ động, quay bàn dao .v.v. là các động tác.
Việc đưa khái niệm động tác vào các văn kiện công nghệ nhằm mục đích chủ yếu là để giải quyết một cách triệt để bài toán về kinh tế. Vì trong sản suất loạt lớn, hàng khối nếu thực hiện các động tác không hợp lý sẽ làm giảm năng suất gia công.
Chú ý: Sở dĩ phải phân chia QTCN thành nhiều thành phần là vì 2 lý do:
Kỹ thuật.
Kinh tế.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro