CAU 25
Câu 25. Trình bày quan điểm chỉ đạo giải quyết vấn đề tôn giáo của chủ nghĩa Mác - Lênin và nội dung chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Trả lời:
1. Quan điểm chỉ đạo trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong xây dựng CNXH
Tín ngưỡng, tôn giáo là một vấn đề tế nhị, nhạy cảm và phức tạp.Vì vậy giải quyết những vấn đề nảy sinh từ tôn giáo cần phải thận trọng, tỉ mỉ, vừa giữ vững nguyên tắc đồng thời mềm dẻo, linh hoạt.
- Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới. Đây là yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng CNXH.
- Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của công dân. Mọi công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phậm tự do tín ngưỡng của công dân.
- Thực hiện đoàn kết giữa những người theo với những người không theo 1 tôn giáo nào, đoàn kết các tôn giáo hợp pháp, chân chính, đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ tín ngưỡng vì lí do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Phân biệt rõ 2 mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng của tôn giáo. Đây là mâu thuẫn không đối kháng - khắc phục mặt này là nhiệm vụ thường xuyên lâu dài. Mặt chính trị thể hiện sự lợi dụng tôn giáo để chống lại sự nghiệp đấu tranh cách mạng, chống chủ nghĩa xã hội của các phần tử phản động đội lốt tôn giáo. Đây là mâu thuẫn đối kháng. Đấu tranh loại bỏ mặt chính trị vừa phải khẩn trương, cương quyết, vừa phải thận trọng và có sách lược.
- Phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội không giống nhau. Vì vậy vẫn có quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét đánh giá và ứng xử với vấn đề có liên quan đến tôn giáo.
2. Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
- Khái quát tình hình tôn giáo ở nước ta:
Nước ta có nhiều tôn giáo khác nhau. Trong đó có 6 tôn giáo lớn (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hòa Hảo) với khoảng 20 triệu tín đồ.
Đồng bào các tôn giáo trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trong sự nghiệp xây dựng CNXH, nhiều tín đồ và các giáo sĩ đã nhận thức đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm tốt của “việc đạo” và “việc đời”.
Những năm gần đây, sinh hoạt tôn giáo có phát triển hơn trước. Số người tham gia các hoạt động tôn giáo tăng lên, các đình chùa, miếu mạo, nhà thờ... xây cất, tu sửa lại. Các hoạt động lễ hội mang màu sắc tôn giáo nhiều lên, mang nhiều màu sắc khác nhau, tất nhiên cũng xuất hiện nhiều hiện tượng mê tín dị đoan. Thực trạng trên, một mặt phản ánh nhu cầu tinh thần của quần chúng, mặt khác cũng nói lên điều không bình thường vì trong đó không chỉ có sinh hoạt tôn giáo thuần túy, mà còn biểu hiện lợi dụng tôn giáo phục vụ cho mưu đồ chính trị và hoạt động mê tín dị đoan.
- Chính sách tôn giáo của Đảng – Nhà nước ta hiện nay:
+ Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa Mác – Lênin. Và xuất phát từ đặc điểm tình hình của tôn giáo Việt Nam. Đây là 2 cơ sở để Đảng đưa ra chính sách tôn giáo.
- Văn kiện ĐHĐBTQ IX Đảng ta khẳng định. Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo 1 tôn giáo nà, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật.... Chống mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng đã làm tổn hại đến lợi ích của tổ quốc và nhân dân. Trên quan điểm đó, Đảng ta đã neeura chính sách tôn giáo cụ thể:
+ Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân trên cơ sở pháp luật.
+ Tích cực vận đồng bào các tôn giáo tăng cường đoàn kết toàn dân nhằm xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo” góp phần vào công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội.
+ Hướng cai chức sắc giáo hội hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật, làm cho các giáo hội ngày càng gắn bó với dân tộc và sự nghiệp cách mạng của toàn dân.
+ Luôn luôn cảnh giác, kịp thời chống lại những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
+ Những quan hệ Quốc tế và đối ngoại và tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo phải theo chế độ, chính sách chung về quan hệ quốc tế và đối ngoại của nhà nước ta.
Post by Ngọc Tiến
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro