Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Câu 24: Chất Và Lượng Của Giá Trị Hàng Hóa

Câu 24: Chất Và Lượng Của Giá Trị Hàng Hóa

1.khái niệm hàng hóa:

Là vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi buôn bán

2.chất và lượng:

Hàng hóa có 2 thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị (giá trị trao đổi)

. Giá trị sử dụng : là công dụng của phẩm vật có thể thỏa mãn nhu cầu của con người

Nhu cầu trong lĩnh vực sản xuất

Nhu cầu tinh thần

Sản phẩm tinh thần

Giá trị sử dụng mang tính xã hội cao: tạo ra nó để thỏa mãn nhu cầu người khác và chính nhu cầu của xã hội là căn cứ để người sản xuất xác định giá trị sử dụng của sản phẩm

. Giá trị: là hao phí lao động của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa

Giá trị trao đổi là tỉ lệ trao đổi lẫn nhau trong giá trị sử dụng khác nhau

Giá trị trao đổi này có khuynh hướng ổn định

Ví dụ: 2 con cừu = 1 bộ cung tên. Cừu và cung tên khác nhau về giá trị sử dụng, hình thái vật chất, số lượng sản phẩm đem trao đổi. Cừu và cung tên có điểm giống nhau: là hao phí lao động để sản xuất 2 con cừu = hao phí lao động khi chế tạo ra bộ cung tên. Đây chính là điểm chung trong quan hệ trao đổi mà các nhà kinh tế gọi là giá trị của hàng hóa

Như vậy, giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị

Giá trị hàng hóa: là lao động xã hội hao phí của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong sản phẩm

Hao phí lao động cá biệt là hao phí lao động của từng người sản xuất hay hao phí lao động của đơn vị sản xuất cụ thể tạo ra giá trị cá biệt

Hao phí lao động xã hội cần thiết là hao phí lao động ở mức độ trung bình của xã hội tạo ra giá trị thị trường

Giá trị của hàng hóa được xét về chất, nó được quyết định bởi lao động.

Còn lao động thì được đo bằng thời gian lao động, thời gian lao động hao phí càng nhiều thì giá trị hàng hóa càng lớn nhưng trên thực tế lại khác: phải chăng hao phí càng nhiều thì giá trị càng lớn? Để giải thích lượng

giá trị được quyết định bởi cái gì? Muốn như vậy phải phân biệt thời gian lao động cá biệt và thời gian lao động xã hội cần thiết

Trên thị trường không thể dựa vào giá trị cá biệt của hàng hóa để trao đổi mà phải dựa vào giá trị xã hội của hàng hóa. Như vậy không phải thời gian lao động cá biệt mà là thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định lượng giá trị của hàng hóa

Lượng giá trị:

Nếu chất của giá trị là lao động hao phí thì lượng của giá trị là số lượng lao động hoa phí nhưng ở đây phải hiểu lượng giá trị được xác định bằng số lượng lao động hao phí ở mức độ trung bình của xã hội

Trong kinh tế học, người ta gọi số lượng lao động hao phí ở mức độ trung bình của xã hội là thời gian lao động xã hội cần thiết với nội dung đó là thời gian cần thiết trung bình để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa nào đó trong điều kiện bình thường của xã hội

Trong thực tế, khi đặt quan hệ cung cầu thì thời gian lao động cần thiết được xác định với hao phí lao động cá biệt của đại bộ phận hàng hóa trên thị trường

Tóm lại, lượng giá trị của hàng hóa 1 mặt được hiểu là hao phí lao động ở mức độ trung bình của xã hội. Nhưng mặt khác khi gắn vào quan hệ cung cầu thì nó được xác định bời hao phí lao động cá biệt của người nào đó, của đại bộ phận hàng hóa trên thị trường. Nói cách khác đó là giá trị xã hội của hàng hóa

Nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị:

Năng suất lao động xã hội: là hiệu quả có ích của lao động cụ thể. Được đo bằng công thức: sản lượng sp ? 1 đơn vị t/gian

T/gian lao động ? 1 đơn vị sphẩm

Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm tạo ra trogn một đơn vị thời gian hay lượng thời gian hao phí để làm ra một đơn vị sản phẩm.

Năng suất lao động có thể tăng tùy thuộc vào các nhân tố: trình độ phát triển kỹ thuật, trình độ hoàn thiện công nghệ sản xuất, các phương pháp tổ chức sản xuất và lao động, trình độ tay nghề của người sản xuất, cũng như các điều kiện tự nhiên khác

Bởi vậy, lượng giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của người lao động nghĩa là năng suất lao động càng cao thì giá trị của một đơn vị hàng hóa càng giảm

Cần phân biệt năng suất lao động với cường độ lao động (mức lao động căng thẳng của lao động). Giữa năng suất lao động với cường độ lao động có sự giống nhau là khi thay đổi năng suất lao động hay cường độ lao động thì khối lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian sẽ tăng hay giảm tương ứng. Nhưng khi tăng cường độ lao động thì lượng lao động hao phí trong một đơn vị thời gian sẽ tăng lên. Bởi vậy tăng cường độ lao động sẽ dẫn đến giá trị hàng hóa không đổi

Câu 25: Chức Năng Của Tiền Tệ

Tiền tệ là thực thể xã hội của hàng hóa, tiền tệ gắn liền với hàng hóa.

Mỗi bước vận động của hàng hóa là bước vận động của tiền tệ. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa phát triển, tiền tệ có năm chức năng gắn liền với sự vận động của hàng hóa

Làm thước đo giá trị:Sở dĩ tiền tệ làm được chức năng thước đo giá trị các hàng hóa, một mặt vì bản thân tiền tệ cũng là hàng hóa, cũng có một đặc trưng chung nhất, là sản phẩm của lao động. Mặt khác xã hội không thể dùng thước đo trực tiếp thời gian lao động cần thiết nên phải dùng thước đo gián tiếp

Giá trị của các hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả. Để tiền tệ có thể làm được chức năng thước đo giá trị, cần phải qui định một đơn vị tiền tệ nhất định làm tiêu chuẩn đo lường giá cả hàng hóa, nghĩa là đo lường bản thân tiền tệ gọi là tiêu chuẩn giá cả. Nó là một chức năng thuần túy kỹ thuật biểu hiện quan hệ số lượng vàng này với số lượng vàng khác

Học thêm phần của em chép trong tập, nhớ phần ví dụ trong tập

Làm phương tiện lưu thông: đây là chức năng quan trọng nhất của tiền tệ

Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông thì tiền tệ là người trung gian trong trao đổi hàng hóa. Việc bán và mua tạo thành một chỉnh thể thống nhất và trải qua hai sự biến đổi h-t và t-h xó nghĩa là bán và mua đây là sự vận động lưu thông hàng hóa. Trong quá trình lưu thông hàng hóa thì tiền chuyển đổi từ người này sang người khác

Phương tiện tích lũy, cất trữ:Tích lũy được tiến hành khi người ta bán hàng hóa lấy tiền gửi lại mà không mua hàng nữa, làm chức năng tích lũy, tiền ở đây là tiền vàng.Tiền phải đủ giá trị.Tiền giấy phải đảm bảo sức mua nhằm phải duy trì tiền lưu thông, nó tương ứng khối lượng hàng cần lưu thông do sản xuất tạo ra

Phương tiện thanh toán:Từ tích lũy đã nảy sinh trường hợp bán hàng hóa mà chưa mua hoặc chưa bán được hàng thì người ta lại muốn mua và phải mua chịu sau một thời gian mới thanh toán cho người bán và tiền trở thành phương tiện thanh toán.

Chi trả tiền chịu, Tiền lương cho công nhân, Việc đóng thuế cho nhà nước

Có tác động 2 mặt:

Tích cực: Phải có sự phát triển của ngân hàng làm giảm nhu cầu tiền mặt trong nền kinh tế, làm giảm phí in tiền. In tiền cho các mặt: Hàng hóa tăng,Rách,Cất,Thiên tai.Giảm được chi phí lưu thông tiền mặt vận chuyển, phí bảo vệ tiền .

Tiêu cực:Tạo sự phụ thuộc lẫn nhau có thể gây ra khủng hoảng dây chuyền kinh tế

Phương tiện giao dịch quốc tế: Khi ra khỏi phạm vi lưu thông của một quốc gia tiền tệ thường trút bỏ hình thức dân tộc của nó dể trở lại hình thái ban đầu là "vàng" nó lại được dùng trong thanh toán quốc tế. (giá trị hiện nay của đồng đô la mỹ trong thanh toán quốc tế: mạnh).

Trong chức năng này tiền sẽ thưc hiện 4 chức năng nêu ở trên trong phạm vi tòan bộ lãnh vực quốc tế

Sau khi chấm dứt quá trình lưu thông thì đến quá trình tiêu dùng

Lưu thông chỉ được lặp lại khi nào mà chủ thể có quyền sở hữu

Khi tiền vận động theo công thức t-h-t (2) tiền tệ ném vào lưu thông, thực hiện quá trình mua hàng về và bán hàng đi để thu lại lượng tiền lớn hơn ban đầu- lúc này nó phản ánh lại sự vận động của tư bản. Đây cũng là công thức chung của tư bản. Mọi loại tư bản đều có thể biểu hiện quá trình vận động của mình theo công thức này. Muốn nhận biết được những điều kiện chuyển hóa của tiền thành tư bản, ta phải nghiên cứu công thức chung của tư bản trong mối quan hệ so sánh với công thức lưu thông hàng hóa đơn giản

So sánh hai hình thức vận động của tiền qua hai công thức (1) và (2).

Công thức (1) h-t-h được bắt đầu bằng hành vi bán, kết thúc bằng hành vi mua, điểm bắt đầu và điểm kết thúc đều là hàng hóa, mục đích vận động của công thức này là giá trị sử dụng và tiền tệ đóng vai trò làm môi giới của trao đổi hàng hóa.

Công thức (2) t-h-t bắt đầu bằng hành vi mua, kết thúc bằng hành vi bàn, điểm bắt đầu và điểm kết thúc đều bằng tiền. Hàng hóa chỉ đóng vai trò làm môi giới trong trao đổi. Trong sự vận động này tiền chi ra nhưng không mất đi- mà nó là tiền tạm ứng ra để rồi thu về với số lượng tiền lớn hơn

T' >t ? t'= t + t

Số tiền lớn hơn này gọi là giá trị thặng dư (m). Mục đích của sự vận động trong công thức t-h-t' là giá trị (bản thân tiền) và giá trị thặng dư. Số tiền t ứng ra ban đầu gọi là tư bản.

Như vậy tiền tệ biến thành tư bản khi được dùng để mang lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản

Mâu thuẫn của công thức chung

Công thức t-h-t' có sự mâu thuẫn với lý luận giá trị lao động của mac.

Trong lý luận này, mác đã khẳng định chỉ có lao động mới tạo ra giá trị hàng hóa

Thực ra, quá trình lưu thông chỉ làm thay đổi hình thái giá trị, chuyển hàng thành tiền. Quá trình này không hề tạo ra một phần tử giá trị nào.

Bản chất của lưu thông và trao đổi hàng hóa là nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của con người. Song thực tế qua công thức t-h-t', nhà tư bản tung tiền vào lưu thông rồi rút khỏi lưu thông với một số tiền lớn hơn.

Hình như lưu thông cũng tạo ra giá trị và có sự gia tăng của tiền

Tiền nằm trong két thì chẳng bao giờ tăng lên cả, chỉ khi nào nó thoát ra và nhảy vào lưu thông thì tiền mới gia tăng. Trong lưu thông những người

trao đổi chỉ được lợi về phương diện giá trị sử dụng. Họ hoàn toàn không có lợi gì về giá trị

Ngay cả trong trường hợp trao đổi không ngang giá (mua rẻ bán đắt) cũng không thể làm tăng giá trị. Giả sử xã hội cho phép bán cao hơn giá trị, khi anh là người bán anh sẽ lời, nhưng là người mua anh sẽ lỗ. Kinh tế hàng hóa, người bán đồng thời là người mua và tổng giá trị sẽ không thay đổi.

Hoặc trong trường hợp bán thấp hơn giá trị cũng như thế. Giá trị hàng hóa không lớn hơn.

Lại giả sử có những người chuyên mua rẻ và bán đắt, được lãi cao. Ở đây lãi mà anh ta thu được là do anh ta móc túi của người khác, giá trị mà anh ta có thì người khác mất. Từ đó, ta có thể kết luận rằng: lưu thông không hề tạo ra giá trị, mặc dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá. Như vậy, mâu thuẫn của công thức chung tư bản biểu hiện ở chỗ: giá trị thặng dư vừa được tạo ra trong lưu thông vừa không được tạo ra trong lưu thông

Trong quá trình lưu thông, tiền (t) không lớn hơn về mặt giá trị nó chỉ đóng vai trò vật ngang giá, ngay cả khi nằm ngoài lưu thông thì tiền nằm im không vận động. Nhân tố thứ hai trong công thức chung của tư bản là hàng hóa (h). Nếu h là hàng hóa thông thường thì khi tiêu dùng cho cá nhân hay cho sản xuất đều mất đi hoặc chuyển dần giá trị của nó sang sản phẩm mới. Cho nên nhân tố h ở đây phải mang tính đặc biệt. Nhà tư bản đã tìm thấy trên thị trường nhân tố h (hàng hóa) đặc biệt mày đó là hàng hóa sức lao động. Nhờ thứ hàng hóa này mâu

Câu 27: Hàng Hóa Sức Lao Động

Sức lao động: là khả năng lao động của con người hay là toàn bộ hao phí về năng lực, về trí tuệ, cơ bắp mà con người sử dụng trong lao động

Nhưng không phải trong bất kỳ điều kiện nào sức lao động cũng là hàng hóa. Nó chỉ trở thành hàng hóa trong những điều kiện lịch sử nhất định sau:

Con người lao động phải là con người tự do, tự do về thân thể, có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình như một hàng hóa và chỉ bán hàng hóa đó trong một thời gian nhất định

Người lao động phải là người bị tước đoạt các tư liệu sản xuất, hay có tư liệu sản xuất (vốn) nhưng nhường quyền sử dụng cho người khác, và chấp nhận quan hệ lao động làm thuê thì khi đó sức lao động vẫn trở thành hàng hóa

Cũng giống như các hàng hóa khác hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng

Giá trị hàng hóa sức lao động cũng được xác định bởi thời gian lao động xã hội tất yếu để sản xuất ra bản thân nó. Nhưng sức lao động chỉ tồn tại như một năng lực trong cơ thể sống của con người. Do đó, việc sản xuất ra sức lao động có nghĩa là duy trì cuộc sống của bản thân người lao động. Muốn duy trì cuộc sống của mình, người lao động cần phải được thỏa mãn những nhu cầu về ăn ở, học hành...

Giá trị của sức lao động là giá trị của toàn bộ những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình anh ta cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.

Các yếu tố hợp thành của giá trị hàng hóa sức lao động phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể của từng nước: tập quán, trình độ văn minh, nguồn gốc và hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân. Giá trị hàng hóa sức lao động được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa sức lao động. Nó chính làtiền lương dưới cntb

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng nhằm thỏa mãn nhu cầu nhất định của người mua. Nhà tư bản mua loại hàng hóa này bởi vì khi sử dụng nó thông qua quá trình lao động, nó có thể tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn để thay thế cho lượng giá trị của bản thân nó. Đây là giá trị sử dụng đặc biệt của hàng hóa sức lao động, nhờ nó mà nhà tư bản thu được giá trị thặng dư và là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn công thức chung tư bản làm cơ sở để tiền tệ chuyển thành tư bản

Hàng hóa sức lao động là một phạm trù kinh tế bộc lộ rõ nét dưới cntb và là điều kiện chuyển hóa tiền tệ thành tư bản. Tuy nhiên nó không phải là cái quyết định để có hay không có bóc lột. Vì việc quyết định là ở chỗ giá trị thặng dư tạo ra được phân phối như thế nào?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: