Câu 23
Câu 23. phân tích quan điểm của HCM về con đường đi lên CNXH ở VN
Tư tưởng HCM về CNXH có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân ái và tinh thần cộng đồng làng xã Việt Nam, được hình thành lâu đời trong lịch sử dựng nước và gữ nước của dân tộc.
*Về thời kì quá độ lên CNXH ở VN
HCM xây dựng quan niệm quá độ gián tiếp căn cứ vào thực tiễn của VN từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH. HCM khẳng định con đường cách mạng VN là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.
HCM chỉ ra đặc điểm và mâu thuẫn của thời kì quá độ lên CNXH ở VN: “Đặc điểm to lớn nhất của nước ta trong thời kì quá độlà từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Đây là vấn đề mới cần nhận thức và tìm giải pháp đúng đắn để có hình thức, bước đi phù hợp với VN.
Nội dung xây dựng CNXH trong thời kì quá độ lên CNXH ở VN:
Chính trị: Cuộc đấu tranh gay go giữa cái cũ đang suy tàn và cái mới đang nảy nở cho nên sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội khó kăn và phức tạp.
Kinh tế: Tạo lập những yếu tố, những lực lượng đạt được ở thời kì tư bản nhưng sao cho không đi lệch sang chủ nghĩa tư bản; sử dụng hình thức và phương tiện của chủ nghĩa tư bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Kẻ thù muốn đè bẹp ta về kinh tế thay bằng quân sự, vì vậy ta phải phát triển kinh tế.
Tư tưởng, văn hóa, xã hội: Bác nêu phải khắc phục sự yếu kém về kiến thức, sự bấp bênh về chính trị, sự trì trệ về kinh tế, lạc hậu về văn hoá. HCM nhấn mạnh “muốn cải tạo XHCN thì phải cải tạo chính mình, nếu không có tư tưởng XHCN thì không làm việc XHCN được”. “Khắc phục chủ nghĩa cá nhân là bước quan trọng để tiến lên CNXH”.
*Về bước đi và các biện pháp xây dựng CNXH ở VN
HCM nêu ra hai nguyên tắc có tính phương pháp luận:
Một là: Xây dựngk CNXH mang tính quốc tế, cần nắm vững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin về xây dựng chế độ mới. Phải học tập các nước an hem nhưng không áp dụng máy móc vì nước ta có đặc điểm riêng của ta.
Hai là: Xác định bước đi, biện pháp phaỉi xuất phát từ thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thưc tế của nhân dân.
Phương pháp xây dựng CNXH là “ làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm”, như vậy CNXH không đồng nhẩt với đói nghèo , mà từng bước tiến lên cuộc sống sung túc, dồi dào.
Cách làm, là đem tài dân, sức dân để làm lợi cho dân. CNXH là do dân vì dân. Người đề ra 4 chính sách: Công – tư đều lợi, chủ thợ đều lợi, công – nông giúp nhau, lưu thông trong ngoài.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Giữ vững mục tiêu của CNXH
- Phát huy quyề làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực nhất là nguồn lựcnội sinh để công nghiệp hoá- hiện đại hoá.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
- Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đấu tranh chống quan lieu, tham nhũng, thực hiện cần kiệm xây dựng CNXH.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro