cau -22
Câu 22: Phân tích thực trạng của chi tiêu Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam và biện pháp khắc phục.
Đáp án:
I. Khái quát chung về Ngân sách Nhà nước:
1. Khái niệm về Ngân sách Nhà nước.
Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một thành phần trong hệ thống tài chính. Các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về ngân sách nhà nước:
Các nhà kinh tế Nga quan niệm: Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của nhà nước.
Theo luật Ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 1996: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhaà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
2. Khái quát chung về hoạt động của Ngân sách Nhà nước:
Hoạt động ngân sách nhà nước bao gồm thu và chi ngân sách nhà nước:
Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một bộ phận của tổng sản phẩm quốc dân để hình thành quỹ tiền tệ tập trung của quốc gia làm nguồn để thực hiện nhiệm vụ của mình. Đó chính là NSNN. NSNN được sử dụng để tài trợ cho sự tồn tại và hoạt động của hệ thống bộ máy Nhà nước, cung cấp các hàng hóa công cộng
3. Vai trò của Ngân sách Nhà nước.
Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội:
- Điều tiết trong kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế (điều tiết trong lĩnh vực kinh tế):
Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.
Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh
- Giải quyết các vấn đề xã hội (điều tiết trong lĩnh vực xã hội):
Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội,trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu,các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số,chính sách việc làm,chống mù chữ,hỗ trợ đồng bào bão lụt.
- Góp phần ổn định thị trường giá cả chống lạm phát (điều chỉnh trong lĩnh vực thị trường):
Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng những mặt hàng mang tính chất chiến lược. Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu, dự trũ quốc gia. thị trường vốn sức lao động: thông qua phát hành trái phiếu và chi tiêu của chính phủ. kiềm chế lạm phát: cùng với nhân hàng trung ương với chính sách tền tệ thích hợp NSNN góp phần điều tiết thông qua chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ.
II. Chi tiêu Ngân sách Nhà nước:
1. Nội dung các hoạt động (khoản mục) chi tiêu của Ngân sách Nhà nước và ý nghĩa của các hoạt động chi tiêu đó:
Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. Thực chất của nó là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của chính phủ.
- Theo chức năng nhiệm vụ, chi ngân sách nhà nước gồm:
+ Chi kiến thiết kinh tế: Chi đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xây dựng cơ bản, khấu hao tài sản xã hội
+ Chi văn hóa - xã hội: giáo dục, y tế, công tác dân số...
+ Chi quản lý hành chính.
+ Chi an ninh - quốc phòng: quân sự...
+ Các khoản chi khác
- Theo tính chất kinh tế, chi ngân sách nhà nước đựoc chia ra:
+ Chi thường xuyên: là khoản thu không có trong khu vực đầu tư và có tính chất thường xuyên để tài trợ hoạt động chính phủ. Về nguyên tắc, các khoản này phải sử dụng các khoản chi không mang tính hoàn trả của NSNN. Ví dụ: khoản chi chủ quyền quốc gia, chi phí liên quan đến hoạt động và điều hành cơ quan nhà nước, chi phí do sự can thiệp nhà nước vào các hoạt động khác...
+ Chi đầu tư phát triển: là chi phí làm tăng thêm tài sản quốc gia
Ví dụ : chi mua máy móc thiết bị, dụng cụ; chi xây dựng mới và tu bổ công sở, đường xá, kiến thiết; chi thành lập doanh nghiệp nhà nước, góp vốn vào công ty , chi phí chuyển nhượng đầu tư....
2. Phương thức xác định cơ cấu chi tiêu của Ngân sách Nhà nước.
Xác định cơ cấu chi tiêu NSNN có những đặc thù riêng:
+Chi NDNN phải gắn chặt với những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Chính phủ đảm nhận, phạm vi chi tiêu phụ thuộc tính chất nhiệm vụ trong mỗi thời kì
+ Tính hiệu quả của các khoản chi thể hiện ở tầm vĩ mô, mang tính toàn diện về cả hiệu quả kinh tế, chính trị và xã hội
+ Phần lớn các khoản chi ngân sách đều là các khoản cấp phát không hoàn trả trực tiếp và mang tính bao cấp. Vì vậy, các nhà quản lý càn có sự phân tíchtính toán cẩn thận để tránh lãng phí và nâng cao hiệu quả chi tiêu
III. Thực trạng chi tiêu của Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam:
1. Thực trạng
Trong những năm đầu thập niên 90, diễn biến NSNN khá thất thường. Nhưng xét bình quân giai đoạn 1991-1995 đạt 24,5% GDP và khoảng 24,1% GDP giai đoạn 1996-2001 là tăng mạnh so với mức bình quân 19,7% giai đoạn 1986-1990. Giai đoạn 1991 - 2001, chi NSNN được kết cấu lại theo hướng chi trên cả ba lĩnh vực chi đầu tư, chi thường xuyên và chi trả nợ. Trong đó, chi đầu tư phát triển, nhất là chi đầu tư xây dựng cơ bản được quan tâm. Mặc dù chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn, bình quân khoảng 63,5% tổng chi NSNN, nhưng tỷ trọng chi đầu tư phát triển đã vươn lên đạt mức bình quân khoảng 25%, chi viện trợ và trả nợ chiếm hơn 11% trong tổng chi NSNN.
Đầu năm 2003 các khoản chi mới phát sinh như chi phòng chống và dập dịch SARS, chi công tác chuẩn bị SEA Games 22 và ASEAN Paragames 2, chi bổ sung khắc phục hậu quả thiên tai đã dẫn đến chi 2003 tăng 6,1% so với dự toán ban đầu và chiếm 27,3% so với GDP, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 7,8% GDP và chi thường xuyên bằng 15,5% GDP. Cũng trong năm 2003 cải cách tiền lương khiến tổng quỹ lương nhà nước tăng 13.302 tỷ đồng so với 2002 lấy từ khoản giảm chi thường xuyên 10%, và một số nguồn khác.
Năm 2005, Quốc hội cũng đã quyết định chi bổ sung cho một số lĩnh vực sau: chi đầu tư phát triển (tăng thêm 1.495 tỷ đồng); chi thường xuyên (tăng thêm 190 tỷ đồng, gồm y tế tăng 50 tỷ đồng, giáo dục - đào tạo - dạy nghề tăng 70 tỷ đồng, quốc phòng tăng 40 tỷ đồng, an ninh tăng 30 tỷ đồng); chi dự phòng NSNN (tăng thêm 1.600 tỷ đồng). Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2005 ước tính đạt 112,5% dự toán cả năm và tăng 19,5% so với năm 2004, đã đảm bảo nhu cầu chi từ ngân sách Nhà nước. Trong tổng số, chi cho đầu tư phát triển đạt 106,1% dự toán (chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 105,5%); chi thường xuyên đạt 107,8%; chi trả nợ và viện trợ đạt mức dự toán năm
Năm 2006, chi ngân sách Nhà nước năm 2006 bằng 108,4% dự toán cả năm, bảo đảm được các kế hoạch chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước năm 2006 ước tính thực hiện 64,1 nghìn tỷ đồng, bằng 114,1% kế hoạch cả năm, trong đó vốn đầu tư do trung ương quản lý xấp xỉ 18 nghìn tỷ đồng, bằng 103,3%; vốn do địa phương quản lý 46,1 nghìn tỷ đồng, bằng 119%.
Năm 2007, tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2007 ước tính tăng 17,9% so với năm trước và bằng 106,5% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển tăng 19,2% và bằng 103,2%; chi thường xuyên tăng 15,1% và bằng 107,2%; chi trả nợ và viện trợ tăng 20,5% và đạt kế hoạch năm.
Năm 2008, tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính tăng 22,3% so với năm 2007 và bằng 118,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 118,3% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 114,7%); chi sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 113,3%; chi trả nợ và viện trợ bằng 100%. Các khoản chi thường xuyên đều đạt hoặc vượt dự toán năm, trong đó chi sự nghiệp kinh tế bằng 145,3% dự toán năm; chi thể dục thể thao bằng 123%; chi lương hưu và bảo đảm xã hội bằng 120,7%; chi giáo dục, đào tạo, dạy nghề bằng 104,6%; chi y tế bằng 104,1%...
Theo nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2009, tổng thu cân đối ngân sách năm 2009 là 389.900 tỷ đồng, bằng 21,5% GDP; tổng chi ngân sách nhà nước năm 2009 là 491.300 tỷ đồng; bội chi được Quốc hội cho phép là 87.300 tỷ đồng (khoảng 5,1 tỷ USD)
Từ đầu năm tính đến 15/5/2009 Tổng chi ngân sách Nhà nước ước tính bằng 28,2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 29,5% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 28,4%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 32,1%; chi trả nợ và viện trợ bằng 32,2%.
2. Hạn chế
+ Lựa chọn đối nghịch, không hiệu quả trong các dự án đầu tư của của Ngân sách Nhà nước.
+ Những bất cập trong cơ cấu chi tiêu và hậu quả của những bất cập này.
+ Bội chi, lạm chi và phát hành bù đắp chi tiêu ở nước ta rất phổ biến:
Bội chi ngân sách 2007 là 4,94%, 2008 là 5,64%. Theo báo cáo của Chính phủ, dự kiến năm 2009, mức bội chi ngân sách sẽ là 8%.đây là mức bội chi cao nên cần có sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ và cân đối nguồn cung để cân đối ngân sách. Bội chi ngân sách không nên quá 6%, tối đa là 7%
+ Tiêu cực, tham nhũng ở khắp mọi nơi, mọi công trình gây lãng phí.
+ Quản lý kém hiệu quả.
IV. Các biện pháp để khắc phục:
+ Mô hình hoá việc xác định cơ cấu chi tiêu.
+ Luật pháp hoá quản lý chi tiêu.
+ Xử lý nghiêm minh các vụ việc tiêu cực để làm bài học.
+ Công khai dân chủ thực sự trong việc quản lý sử dụng Ngân sách Nhà nước.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro