Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

cau -20

Câu 20: Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam.

Đáp án:

1- Khái niệm về Ngân sách Nhà nước - cơ sở hình thành

Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một thành phần trong hệ thống tài chính. Các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về ngân sách nhà nước:

Các nhà kinh tế Nga quan niệm: Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của nhà nước.

Theo luật Ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 1996: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.

2- Thu nhập của ngân sách Nhà nước

Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một bộ phận của tổng sản phẩm quốc dân để hình thành quỹ tiền tệ tập trung của quốc gia làm nguồn để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Phân loại thu NSNN:

- Xét theo nguồn hình thành khoản thu:

+ Thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước: Thu từ sản xuất, thu từ lưu thông - phân phối hàng hóa, thu từ hoạt động dịch vụ

+ Thu từ nguồn thu ngoài nước: thu từ vay nợ và viện trợ của ngoại quốc

- Xét theo tác dụng khoản thu với quá trình cân đối ngân sách:

+ Thu trong cân đối ngân sách: thuế, phí, lệ phí, lợi tức cổ phần nhà nước, thu bán và cho thuê tài sản nhà nước, các khoản thu khác theo luật.

+ Thu để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước: các khoản vay tong và ngoài nước vượt quá khoản thu trong cân đối. Trong nước : phát hành các công cụ nợ của chính phủ như tín phiếu, trái phiếu... Ngoài nước: viện trợ có hoàn lại, vay nợ chính phủ các nước, các tổ chức, công ty quốc tế.

3- Chi tiêu của ngân sách Nhà nước

Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. Thực chất của nó là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của chính phủ. Tuy nhiên , chi ngân sách nhà nước cũng có các đặc thì riêng: gắn chặt với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội; tính hiệu quả ở tầm vĩ mô va hiệu quả tực tiếp; phần lớn các khoản chi ngân sách đều là các khoản cấp phát không hoàn trả trực tiếp và mang tính bao cấp.

Phân loại:

- Theo chức năng nhiệm vụ, chi ngân sách nhà nước gồm:

+ Chi kiến thiết kinh tế: Chi đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xây dựng cơ bản, khấu hao tài sản xã hội

+ Chi văn hóa - xã hội: giáo dục, y tế, công tác dân số...

+ Chi quản lý hành chính.

+ Chi an ninh - quốc phòng: quân sự...

+ Các khoản chi khác

- Theo tính chất kinh tế, chi ngân sách nhà nước đựoc chia ra:

+ Chi thường xuyên: là khoản thu không có trong khu vực đầu tư và có tính chất thường xuyên để tài trợ hoạt động chính phủ. Về nguyên tắc, các khoản này phải sử dụng các khoản chi không mang tính hoàn trả của NSNN. Ví dụ: khoản chi chủ quyền quốc gia,chi phí do sự can thiệp nhà nước vào các hoạt động khác...

+ Chi đầu tư phát triển: là chi phí làm tăng thêm tài sản quốc gia

Ví dụ : chi mua máy móc thiết bị, dụng cụ; chi xây dựng mới và tu bổ công sở, đường xá, kiến thiết; chi thành lập doanh nghiệp nhà nước, góp vốn vào công ty , chi phí chuyển nhượng đầu tư....

4- Vai trò của ngân sách Nhà nước

1 Đối với Nhà nước và sự tồn tại bộ máy Nhà nước: Chi mua của Nhà nước.

2 Đối với sự ổn định của nền kinh tế:

Góp phần ổn định thị trường giá cả chống lạm phát (điều chỉnh trong lĩnh vực thị trường). Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng những mặt hàng mang tính chất chiến lược. Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu, dự trũ quốc gia. thị trường vốn sức lao động: thông qua phát hành trái phiếu và chi tiêu của chính phủ. kiềm chế lạm phát: cùng với nhân hàng trung ương với chính sách tền tệ thích hợp NSNN góp phần điều tiết thông qua chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ.

3 Điều chỉnh cơ chế kinh tế:

Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Thông qua điều chỉnh cơ cấu và tỷ trong các khoản thu và chi của ngân sách Nhà nước. Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững

4 Phát triển kinh tế :

Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh

5 Tạo sự phát triển về mặt xã hội:

Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội,trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu,các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số,chính sách việc làm,chống mù chữ,hỗ trợ đồng bào bão lụt,, phát triển văn hóa giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe, thực hiện công bằng xã hội.

5- Hoạt động của ngân sách Nhà nước ở Việt Nam

1. Vai trò: Thông qua các hoạt động thu và chi tiêu ngân sách Nhà nước, Việt Nam đã vận dụng tốt vai trò của NSNN trong các hoạt động: đầu tư phát triển kinh tế quốc doanh ( xây dựng cơ bản, cơ sở vật chất, kỹ thuật), xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam ( thu hút đầu tư cá nhân, đầu tư nước ngoài), củng cố tăng cường quan hệ đối ngoại, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an ninh xã hội, bảo vệ nền độc lập chủ quyền của đất nước( chi co quốc phòng, an ninh).

Theo số liệu của tổng cục thống kê:

Năm 2009, Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến ngày 15/5/2009 ước tính bằng 31,8% dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 33,3%; thu từ dầu thô bằng 26%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 32,1%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 39,1%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 27,2%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước bằng 32,2%; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao bằng 31,3%; thu phí xăng dầu bằng 47,5%; thu phí, lệ phí bằng 25,9%.

Từ đầu năm tính đến 15/5/2009 Tổng chi ngân sách Nhà nước ước tính bằng 28,2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 29,5% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 28,4%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 32,1%; chi trả nợ và viện trợ bằng 32,2%.

2. Tồn tại: Bên cạnh các tác dộng tích cực trên, hoạt động NSNN còn tồn tại nhiều hạn chế: Chi tiêu của ngân sách chưa hiệu quả, lãng phí và chưa hợp lý giữa cơ cấu, tỷ lệ cho các ngành các lĩnh vực của đời sống xã hội và kinh tế; còn nhiều biểu hiện tiêu cực trong chi tiêu, thất thoát tài sản, thể hiện quản lý kém hiệu quả; cắt giảm tuỳ tiện. Chi tiêu chưa công bằng, chưa thể hiện bản tính ưu việt và do vậy mà công chúng chưa thấy thiết thực, có ấn tượng mạnh trong nhận thức. Thu ngân sách bị thất thu quá lớn và kém hiệu quả, vẫn chưa có chính sách và qui tắc điều chỉnh hợp lí (mức, tỷ lệ thu nhập và trợ cấp).

Theo báo cáo của Chính phủ, dự kiến năm 2009, mức bội chi ngân sách sẽ là 8%.đây là mức bội chi cao nên cần có sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ và cân đối nguồn cung để cân đối ngân sách

3. Khắc phục:

 Giáo dục nâng cao trình độ cán bộ tài chính, nâng cao nhận thức của cán bộ Tài chính và các tầng lớp công chúng.

 Kế hoạch hoá và lựa chọn mục tiêu các hoạt động tài chính một cách hiệu quả, áp dụng mô hình quản lý tiên tiến.

 Nâng cao chất lượng thẩm định đánh giá dự án đầu tư cũng như những chương trình chi tiêu tài chính.

 Cải tiến chính sách thu nhập và phân phối. Xây dựng cơ chế điều tiết thống nhất và khoa học. đáp ứng các nhu cầu điều tiết (tăng giảm) một cách đúng đắn công bằng và hợp lý.

 Chú trọng các chương trình giáo dục, y tế và phúc lợi

 Hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm loại trừ tiêu cực trong các hoạt động thu nhập và chi tiêu ngân sách Nhà nước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #asd