cau 2: SMLS cua GCCN. dieu kien khach quan quy dinh SMLS cua GCCN
4.2.1. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Nội dung khái quát:
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế
độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân
loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn
minh.
Nội dung thực chất:
Về kinh tế: Xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất xây dựng chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất, nâng cao năng suất lao động, đáp ứng với nhu cầu ngày càng phát
triển của xã hội. Nội dung trên chỉ ra mục tiêu cuối cùng của giai cấp công nhân, nhưng phải
được tiến hành từng bước.
Về chính trị: Đập tan Nhà nước tư sản, thiết lập Nhà nước chuyên chính vô sản. Thực
hiện và đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân.
Về xã hội: Xóa bỏ giai cấp bóc lột, tiến tới xóa bỏ giai cấp nói chung, tạo ra sự bình
đẳng trong cống hiến và hưởng thụ.
Tóm lại: Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân bao gồm 4 sự nghiệp giải
phóng: giải phóng giai cấp, dân tộc, người lao động và con người. Sứ mệnh lịch sử phải được
thực hiện trên phạm vi toàn thế giới. Thực hiện nội dung phải kiên trì, không nóng vội, phải
chia làm nhiều giai đoạn, thời kỳ.
4.2.2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản Mác và Ăng-ghen đã phân tích những điều kiện
khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Một là, giai cấp công nhân, con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, được nền
công nghiệp hiện đại rèn luyện, tổ chức lại thành một lực lượng xã hội hùng mạnh.
Có thể thấy điều kiện này ở các khía cạnh sau:
- Là con đẻ của đại công nghiệp: Đại Công nghiệp làm phá hàng loạt những người sản
xuất nhỏ, bổ xung lực lượng cho giai cấp công nhân. Đại công nghiệp phát triển sẽ thu hút lực
lượng lao động xã hội tạo thành tập đoàn người lao động công nghiệp. Yêu cầu sản xuất công
nghiệp rèn luyện người lao động ở tác phong, kỷ luật, trình độ...Giai cấp công nhân gắn liền với sản xuất vật chất đi liền với nền công nghiệp hiện đại kể cả trong nền kinh tế tri thức vì
lao động sẽ làm xuất hiện công nhân trí thức hòa trộn trong một người lao động. Kể cả "Hậu
công nghiệp" vẫn không bỏ qua trình độ công nghiệp, vẫn gắn với công nhân.
- Giai cấp công nhân bị áp bức bóc lột nặng nề, là giai cấp đối kháng trực tiếp với giai
cấp tư sản.
Không nắm tư liệu sản xuất chủ yếu, giai cấp công nhân mất quyền làm chủ quá trình tổ
chức lao động xã hội, phân phối sản phẩm xã hội.
Giai cấp công nhân bị bần cùng hóa so với giai cấp tư sản về khoảng cách thu nhập,
hưởng thụ vật chất. Vì không có tư hữu nên giai cấp công nhân có khả năng xây dựng một xã
hội hoàn toàn mới chứ không cải biến chút ít như giai cấp tư sản đã làm.
- Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa giai cấp công nhân là lực lượng sản
xuất, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến. Do vậy đây là bộ phận đông nhất, cách
mạng nhất và quyết định nhất.
Hai là, địa vị kinh tế - xã hội khách quan còn tạo ra khả năng cho giai cấp công nhân trở
thành giai cấp triệt để cách mạng nhất có khả năng đoàn kết các giai cấp khác, đi đầu trong
cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản.
- Giai cấp công nhân có khả năng đoàn kết toàn bộ giai cấp vì: Có lợi ích cơ bản thống
nhất với nhau, cùng tồn tại trong điều kiện, môi trường như nhau. Họ cũng bị toàn bộ giai cấp
tư sản trong nước và quốc tế.
- Giai cấp công nhân có lý luận Cách mạng và khoa học dẫn đường đó là chủ nghĩa Mác
- Lênin. Điều đó làm cho giai cấp giác ngộ hơn, tinh thần Cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật
cao hơn các giai cấp tầng lớp khác trong xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng giúp họ khả
năng hoạt động đấu tranh để đạt được mục tiêu.
- Giai cấp công nhân có khả năng đoàn kết các giai cấp khác (chủ yếu là các giai cấp
tầng lớp cùng bị thống trị với chủ nghĩa tư bản) vì họ có lợi ích kinh tế cơ bản phù hợp với
nhau. Sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của các giai
cấp khác.
Tóm lại: Do địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân tạo nên cho giai cấp công
nhân trở thành một giai cấp có địa vị hơn hẳn các giai cấp, tầng lớp khác, làm cho nó trở
thành giai cấp tiên tiến trong chủ nghĩa tư bản. Những đặc điểm đó tạo thành bản chất Cách
mạng của giai cấp công nhân, là cơ sở để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của
mình.
Cần phê phán các quan điểm sau:
- Quan điểm giai cấp công nhân đã "teo đi", tan biến vào các giai cấp tầng lớp khác do
vậy sứ mệnh lịch sử cũng mất đi. Quan điểm trên sai vì: số lượng của giai cấp có thay đổi
nhưng chất lượng không đổi. Giai cấp công nhân có tài sản nhưng mâu thuẫn với giai cấp tư
sản không mất đi mà trở nên sâu sắc. Giai cấp công nhân vẫn đại diện cho lực lượng sản xuất
tiên tiến. Giai cấp công nhân có một bộ phận được trung lưu hóa có cổ phần nhưng vẫn là giai
cấp cách mạng. Chủ nghĩa Mác không quan niệm một giai cấp lãnh đạo cách mạng là giai cấp
nghèo khổ nhất.
- Quan điểm cho rằng: Quan niệm của Mác về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
trước kia là đúng nhưng sang nền " kinh tế tri thức" không còn phù hợp. Do đó sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân chuyển sang cho tầng lớp trí thức.
Trí thức có vai trò quan trong trong mọi thời đại, nhưng trí thức không thể lãnh đạo
được cách mạng, không còn sứ mệnh lịch sử như giai cấp công nhân vì:
Trí thức không bao giờ là lực lượng xã hội thuần nhất, họ không phải là giai cấp. Không
liên hệ với bất kỳ hình thức sở hữu nào, cũng không đại diện cho bất kỳ một phương thức sản
xuất nào. Họ không đối lập về kinh tế trước bất kỳ gia cấp - tầng lớp nào. Trí thức không có
lợi ích đối kháng trực tiếp với tư sản, họ không có hệ tư tưởng riêng. Phương thức lao động là
cá nhân ít liên kết.
- Có quan điểm cho rằng: nông dân có sứ mệnh lịch sử như công nhân. Không vì: Họ là
người lao động nhưng có tính tư hữu, không có hệ tư tưởng độc lập.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro