Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Câu 2. Những điểm bổ sung, phát triển, chủ trương của Đại hội Đảng 8

Đại hội diễn ra trong bối cảnh loài người đã kết thúc thế kỷ XX và bước sang thế kỷ XXI, trong bối cảnh dân tộc ta đứng trước những thời cơ lớn đan xen với nhiều thách thức lớn. Xúât phát từ đặc điểm tình hình trong và ngòai nước Đại hội IX đề ra Kế họach 5 năm 2001-2005 

Đại hội IX khẳng định: Nhất quán xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XNCH; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Phát triển kinh tế nhiều thành phần chính là tạo môi trường thuận lợi để giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng, động viên và tạo điều kiện cho mọi người, mọi thành phần kinh tế, mọi đơn vị sản xuất kinh doanh phát huy ý chí tự lực tự cường, ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước. Các nước XHCN trước đây trong thời kỳ quá độ họ vẫn để tồn tại nhiều thành phần kinh tế cho nên họ không có sự bất ổn định về kinh tế…

Đảng chuẩn hóa tên gọi của nền kinh tế:“Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” Lần này đại hội IX đưa ra khái niệm: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”; nội hàm của khái niệm này thực chất là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.

Nói kinh tế thị trường định hướng XHCN là: Nền kinh tế không phải là bao cấp nhưng cũng không pải là thị trường tự do theo cách nói của Tư bản, không phải là kinh tế thị trường TBCN và cũng không phải là kinh tế thị trường XHCN.

Mục đích của nền KTTT định hướng XHCN: là phát triển hàng hoá sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời sống nhân dân, nhà nước vững mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Các thành phần kinh tế

-  CNTB nền kinh tế có nhiều thành phần ( có cả kinh tế nhà nước, liên doanh, kinh tế tư bản Nhà nước…) nhưng do Nhà nước tư sản quản lý và do tư bản tư nhân chi phối, kinh tế tư nhân là chủ đạo.

-   Ta hiện nay cũng có nhiều thành phần kinh tế, trong đó có cả kinh tế tư bản tư nhân nhưng do Nhà nước XHCN quản lý. Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

+ Kinh tế nhà nước: được củng cố phát triển trong các ngành, những lĩnh vực then chốt. Nắm những doanh nghiệp trọng yếu đảm đương những hoạt động mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện đầu tư kinh doanh. Thực hiện vai trò chỉ đạo và chức năng của công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước.

+ Kinh tế tập thể: Hình thức phổ biến là hợp tác xã, hộ xã viên là những đon vị kinh tế tự chủ, đồng thời tăng cường vai trò của ban quản trị Hợp tác xã trong việc quản lý điều hành sản xuất và tổ chức dịch vụ…( hợp tác xã chỉ làm ở khâu nào mà cá nhân không có điều kiện làm hoặc làm không có hiệu quả).

+ Kinh tế cá thể: được khuyến khích phát triển trong các ngành nghề ở cả thành thị và nông thôn, không hạn chế việc mở rộng kinh doanh có thể tồn tại độc lập, có thể liên kết với các doanh nghiệp lớn bằng nhiều hình thức hoặc tham gia các loại hình HTX.

+ Kinh tế tư bản tư nhân: được kinh doanh trong những ngành có lợi cho quốc kế dân sinh được pháp luật quy định.

+ Kinh tết Tư bản nhà nước: Nhà nước có thể liên doanh bằng nhiều hình thức với tư nhân trong và ngoài nước hình thành loại doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư bản nhà nước.

+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:

Các thành phần kinh tế cùng tồn tại trong nền kinh tế quốc dân, nó phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, các thành phần này vừa hợp tác, vừa cạnh tranh cùng phát triển, nó có tác dụng thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả.

Hiện nay, VN tồn tại 3 hình thức sở hữu: Sở hữu toàn dân, tập thể và tư nhân. Trên cơ sở những sở hữu đó mà hình thành nhiều thành phần kinh tế: Kinh tế quốc doanh, tập thể, cá thể, tiểu thương, tiểu chủ, tư bản, tư nhân.

Về chế độ phân phối: cả TBCN và XHCN đều có nhiều hình thức phân phối nhưng khác nhau: CNTB phân phối chủ yếu theo tư bản phục vụ các nhà tư bản. Ta phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu.

Mô hình phát triển: Đẩy mạnh CNH-HDH , xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp đồng thời chỉ rõ định hướng:Phát triển LLSX và xây dựng QHSX, phát huy nội lực và tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, cải thiện đời sống nhân dân thực hiện tiến bộ công bằng xã hội bảo vệ cải thiện môi trường. Phát triển kinh tế xã hội và tăng cường quốc phòng an ninh làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, xây dựng chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội cho hai thập kỷ đầu thế kỷ XXI.

Tăng cường vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước XHCN đối với nền kinh tế, đổi mới và hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô trọng yếu của Nhà nước( hệ thống pháp luật, chủ trương chính sách…hệ thống kế toán, thống kê, hệ thống tiền tệ, ngân hàng và thông tin kinh tế).

Kết quả và ý nghĩa: Kế họach 5 năm 2001-2005 do Đại hội đề ra đã đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực của sự nghiệp đổi mới:

- Phát triển kinh tế vẫn giữ được nhịp độ cao, những mục tiêu chủ yếu của kế họach hòan thành vượt mức. Tổng sản phẩm trong nước tăng 8% /năm. Công nghiệp tăng nhanh. Cơ cấu kinh tế thay đổi tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên và tỉ trọng nông nghiệp giảm.

- Kinh tế đối ngọai phát triển. Bắt đầu đầu tư sang các nước khác nhất là Lào và Campuchia cũng như một số nước Châu Phi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: