Câu 2: Hãy trình bày đặc điểm hoạt động kinh doanh của DN Bảo hiểm?
1. Đối tượng kinh doanh đa dạng
Khác với BHXH, Bảo hiểm thương mại có đối tượng Bảo hiểm là tài sản, trách nhiệm dân sự và con người.
Bảo hiểm tài sản là Bảo hiểm giá trị tài sản có thực như Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển đường biển, Bảo hiểm xây dựng lắp đặt, Bảo hiểm xe cơ giới…
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường của một chủ thể (chủ tài sản, chủ doanh nghiệp, chủ nghề nghiệp) khi đưa tài sản, doanh nghiệp, hay nghề nghiệp vào hoạt động gây thiệt hại cho người thứ 3. Chẳng hạn, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ sử dụng lao động…
Bảo hiểm con người có đối tượng Bảo hiểm là tính mạng, tình trạng sức khỏe của con người: đó là nghiệp vụ Bảo hiểm nhân thọ, Bảo hiểm tai nạn hành khách, Bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật…
Mỗi đối tượng Bảo hiểm rất nhiều nghiệp vụ cụ thể. Mỗi nghiệp vụ là hoạt động kinh doanh dưới hình thức Doanh nghiệp bán sản phảm ra thị trường và thu về phí Bảo hiểm.
2. Hoạt động kinh doanh Bảo hiểm có vốn pháp định lớn:
Nguồn vốn của Doanh nghiệp Bảo hiểm bao gồm vốn điều lẹ, phí Bảo hiểm thu được, lãi đầu tư… Trong đó vốn điều lệ phải đảm bảo như vốn pháp định do luật quy định ( Công ty Bảo hiểm nhân thọ 140 tỷ, công ty Bảo hiểm phi nhân thọ 70 tỷ). Vốn pháp định lớn như vậy là do đặc thù Kinh doanh Bảo hiểm_ Kinh doanh rủi ro.
3. Hoạt động kinh doanh Bảo hiểm luôn luôn phải có dự phòng nghiệp vụ Bảo hiểm:
Doanh nghiệp kinh doanh Bảo hiểm phải trích lập dự phòng nghiệp vụ từ phí Bảo hiểm của từng nghiệp vụ (hoặc hợp đồng Bảo hiểm đối Bảo hiểm nhân thọ) đối với phần trách nhiệm giữ lại của Doanh nghiệp. Bởi lẽ kinh doanh Bảo hiểm có sự tích lũy rủi ro, phí Bảo hiểm thu được các Doanh nghiệp Bảo hiểm phải trích dự phòng bồi thường, dự phòng dao động lớn, dự phòng toán học… Dự phòng nghiệp vụ Bảo hiểm của Bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ có khác nhau:
a. Đối với Doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ, dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
Dự phòng toán học: Đây là quỹ dự phòng lớn nhất. Bởi vì Hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ dài hạn sau khi thu phí, Doanh nghiệp Bảo hiểm không được sử dụng hết mà phải trích lập dự phòng để trả cho khách hàng khi đáo hạn hợp đồng hoặc khi người được Bảo hiểm bị tử vong.
Dự phòng phí chưa được hưởng áp dụng đối với các hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ ngắn hạn để trả tiền Bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng ở năm tiếp theo.
Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để trả tiền Bảo hiểm khi xảy ra sự kiện Bảo hiểm trong hợp đồng Bảo hiểm
Dự phòng chia lãi: Được sử dụng để chia lãi theo thỏa thuận với bên mua Bảo hiểm trong hợp đồng Bảo hiểm
Dự phòng đảm bảo cân đối được sử dụng để trả tiền Bảo hiểm khi xảy ra sự kiện Bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ, lãi suất kỹ thuật.
b. Đối với Doanh nghiệp Bảo hiểm Bảo hiểm phi nhân thọ, dự phòng nghiệp vụ Bảo hiểm bao gồm:
Dự phòng phí chưa được hưởng: dùng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng Bảo hiểm trong năm tiếp theo
Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa được giải quyết
Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn. Cụ thể để bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất lớn xảy ra khi đã trừ 2 loại dự phòng nghiệp vụ đủ để trả tiền bồi thường thuộc phần trách nhiệm của Doanh nghiệp Bảo hiểm
4. Hoạt động kinh doanh Bảo hiểm luôn gắn với hoạt động đầu tư:
Hoạt động đầu tư là một bộ phận trong hoạt động kinh doanh Bảo hiểm. Hoạt động đầu tư vừa góp phần phát triển quỹ tài chính, tạo điều kiện mở rộng quy mô của doanh nghiệp; tăng quỹ phúc lợi, vừa tăng thu nhập cho người lao động; vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
5. Các Doanh nghiệp Bảo hiểm hoạt động kinh doanh phải tuân thủ quy định của luật kinh doanh Bảo hiểm, các quy định khác của Pháp luật có liên quan và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro