Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

câu 2,3,4

Câu 2

Đô thị loại đặc biệt phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:- Thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên; - Có cơ sở hạ tầng được xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh; - Quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên; - Mật độ dân số bình quân từ 15.000người/km2 trở lên.

 Đô thị loại I phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: - Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước; - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên; - Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; - Quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên; - Mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên.

 Đô thị loại II phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: - Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước; - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên; - Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh; - Quy mô dân số từ 25 vạn người trở lên; - Mật độ dân số bình quân từ 10.000 người/km2 trở lên.

 Đô thị loại III phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: - Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh; - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên; - Có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; - Quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên; - Mật độ dân số bình quân từ 8.000 người/km2 trở lên.

 Đô thị loại IV phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: - Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh; - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên; - Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; - Quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên; - Mật độ dân số bình quân từ 6.000 người/km2 trở lên.

 Đô thị loại V phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: - Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một huyện hoặc một cụm xã; - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên; - Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh; - Quy mô dân số từ 4.000 người trở lên; - Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên.

Mục đích của việc phân cấp quản lí đô thị nhằm phục vụ công tác phân cấp quản lí đô thị về mặt hành chính,cụ thể là:

-          Thành phố trực thuộc trung ương tương đương với cấp tỉnh là đô thị loại I hay II do trung ương quản lí

-          Các thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã tương đương với cấp huyện đa số thuộc đô thị loại 3,4 một số ít có thể loại 5 và do tỉnh quản lí

-          Các thị trấn tương đương cấp xã thuộc đô thị loại V chủ yếu do huyện quản lí

Câu 3 mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của công tác quy hoạch xây dựng đô thị

1, Tổ chức sản xuất

- QHĐT đảm bảo phân bố hợp lí các khu vực sản xuất trong đô thị

- Gải quyết tốt các mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất công nghiệp với các hoạt động khác của các khu chức năng trong đô thị.

2, Tổ chức đời sống

-Tạo điều kiện tổ chức tốt cuộc sống mọi sinh hoạt hàng ngày của người dân đô thị

- Cơ cấu phân bố dân cư và sử dụng đất đô thị hợp lí

- Tổ chức hợp lí các khu ở khu trung tâm khu công cộng ,khu nghỉ giải trí ,đi lại của người dân đô thị

-  Tạo môi trường sóng trong sạch ,an toàn tạo điều kiện hiện đại hóa cuộc sống của người dân đô thị

Câu 4 khái niệm đô thị hóa? Đặc điểm cơ bản của quá trình đô thị hóa?

khái niệm:

Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa.

Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống,...

Các nước phát triển (như tại châu Âu, Mĩ hay Úc) thường có mức độ đô thị hóa cao (trên 80%) hơn nhiều so với các nước đang phát triển (như Việt Nam hay Trung Quốc) (khoảng ~30%). Đô thị các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với trường hợp các nước đang phát triển.

Sự tăng trưởng của đô thị được tính trên cơ sở sự gia tăng của đô thị so với kích thước (về dân số và diện tích) ban đầu của đô thị. Do đó, sự tăng trưởng của đô thị khác tốc độ đô thị hóa (vốn là chỉ số chỉ sự gia tăng theo các giai đoạn thời gian xác định như 1 năm hay 5 năm).

Các quá trình

Theo khái niệm của ngành địa lí, đô thị hóa đồng nghĩa với sự gia tăng không gian hoặc mật độ dân cư hoặc thương mại hoặc các hoạt động khác trong khu vực theo thời gian. Các quá trình đô thị hóa có thể bao gồm:

§                     Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có. Thông thường quá trình này không phải là tác nhân mạnh vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố thường thấp hơn nông thôn.

§                     Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị, hoặc như là sự nhập cư đến đô thị

§                     Sự kết hợp của các yếu tố trên.

§                     Quá trình đô thị hóa biến đổi sâu sắc cơ cấu nghề nghiệp cơ cấu sản xuất cơ cấu tổ chức sinh hoạt  xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc từ kiểu nông thôn sang thành thị

§                     Quá trình đô thị hóa là quá trình công nghiệp hóa đất nước

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #hay