cau 18 tthcm
Câu 19. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về các chuẩn mực đạo đức cách mạng? Liên hệ với quá trình tu dưỡng rèn luyện của bản thân?
*Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về các chuẩn mực đạo đức:
a.Trung với nước hiếu với dân:
Trung và hiếu vốn là những khái niệm đạo đức cũ chứa đựng nội dung hạn hẹp:"Trung với vua, hiếu với cha mẹ", phản ánh bổn phận, trách nhiệm của dân đối với vua, con đối với cha mẹ.
Hồ Chí Minh đưa vào khái niệm cũ một nội dung mới, mang tính cách mạng, đó là trung với nước, hiếu với dân. Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, là một cuốc cách mạng trong quan niệm về đạo đức.
Theo quan điểm Hồ Chí Minh, nước là nước của dân và dân là người chủ của nước. Vì vậy, "trung với nước, hiếu với dân" là thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên và phát triển của đất nước.
*Nội dung chủ yếu của trung với nước là:
-Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết.
-Quyết tâm phân đấu thực hiện mục tiêu cách mạng.
-Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Nội dung chủ yêu của hiếu với dân là:
-Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân.
-Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
-Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
a, Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư:
Cần, kiệm, liêm, chính , chí công vô tư là những khái niệm đạo đức cũ, được Hồ Chính Minh tiếp thu, chọn lọc, đưa vào những yêu cầu và nội dung mới. Người chỉ ra rằng: phong kiến nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng không thực hiện; ngày này, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước, cho dân. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là một biểu hiện sinh động của phẩm chất "trung với nước hiếu với dân".
Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai. Kiệm là tiết kiệm vật tư, tiền bạc, của cải, thời gian, không xa xỉ, hoang phí. Liêm là trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng. Chính là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn. Các đức tính đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cần mà không kiệm giống như một chiếc thùng không đáy. Kiệm mà không cần thì lấy gì mà kiệm. Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là hoàn chỉnh.
Cần, kiệm, liêm, chính là cần thiết đối với mọi cán bộ Đảng viên. Bởi vì nếu cán bộ, đảng viên mắc sai lầm, khuyết điểm thì sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung của cách mạng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Mặt khác, những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành, nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.
Chí công vô tư là không nghĩ đến mình trước, phải nghĩ cho Đảng, cho Tổ quốc, cho đồng bào, là đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trước hết. Thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là chỉ muốn "mọi người vì mình" mà không biết "mình vì mọi người". Chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng độc, đẻ ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm, như quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí, xa hoa, tham danh trục lợi, thích địa vị, quyền hành, tự cao tự đại, coi thường tập thể, độc đoán chuyên quyền...Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì vậy thắng lợi của chủ nghĩa xã họi không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh loại trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân.
Tuy nhiên cần có nhận thức đúng đắn đâu là chủ nghĩa cá nhân, đâu là lợi ích cá nhân. Hồ Chí Minh cho rằng: "đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, không phải là giày xéo lên lợi ích cá nhân". Mỗi người đều có cá tính riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích tập thể thì không phải là xấu. Chỉ trong chế độ XHCN thì mỗi con người mới có điều kiện để cải thiện đời sống của riêng mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng.
a. Thương yêu con người:
Hồ Chí Minh cho rằng: những người bị áp bức, bị bóc lột, những người làm điều thiện thì dù màu da, tiếng nói, chủng tộc, tôn giáo có khác nhau, vẫn có thể thực hành chữ "bác ái", vẫn có thể đại đoàn kết, đại hòa hợp, coi nhau như anh em một nhà.
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh không chung chung, trừu tượng kiểu tôn giáo, mà luôn được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp vô sản, danh cho các dân tộc và con người bị áp bức, đau khổ.
Người quan tâm đến tư tưởng, công tác, đời sống của từng người, không quên một ai, từ người bạn thuở hàn vi, đến những người quen mới. tình yêu thương con người của Hồ Chí Minh luôn gắn liền với hành động cụ thể, phân đấu vì độc lập của Tổ quốc, tự do hạnh phúc cho con người.
b. Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất, hòa quyện giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Chủ nghĩa quốc tế là một trong những đặc điểm quan trong nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân và của xã hội XHCN.
Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rộng lớn và sâu sắc. Đó là sự tôn trọng và thương yêu tất cả các dân tộc, nhân dân các nước, chống sự hằn thù, bất bình đẳng dân tộc và sự phân biệt chủng tộc. Người khẳng định: bốn phương vô sản, bốn bể đều là anh em; giúp bạn là giúp mình, thắng lợi của mình cũng là thắng lợi của nhân dân thế giới. Người đã góp phần to lớn, có hiệu quả xây đắp tình đoàn kết quốc tế, tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay cho đối đầu, kiến tạo một nền văn hóa hòa bình trên thế giới.
*Liên hệ với quá trình tu dưỡng rèn luyện của bản thân:
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro