Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Câu 18 Bảo vệ công suất ngược cho máy ph

Câu 18 Bảo vệ công suất ngược cho máy phát:

1, Nguyên tắc bảo vệ:

      Bảo vệ công suất ngược (hướng công suất) cho các máy phát chỉ được trang bị khi các máy phát làm việc song song với nhau. Khi các máy phát làm việc song song vơi nhau do nguyên nhân nào đó tần số của một máy bị giảm đi cho nên máy sẽ nhận năng lượng từ lưới vào,  máy phát trở thành động cơ,  tức là trở thành tải tiêu thụ công suất của lưới, khi đó người ta gọi là hiện tượng công suất ngược..

            -  Nguyên nhân :

   + Đối máy phát xoay chiều do: mất lượng dầu vào động cơ diezen, mất hơi vào tua bin ( máy phát tuy-bin),  hoặc do hư hỏng khớp nối  giữa diezen và máy phát…

   +  Đối với máy phát một chiều còn do mất kích từ hay điện áp máy phát giảm.

- Hậu quả :    

   + Máy phát xoay chiều trở thành động cơ đồng bộ làm quá tải cho rạm điện.

   + Gây xung lực xoắn trục tức thời đối với các máy phát.

   + Gây dao động tần số, dao động tải giữa các máy phát.

Nguyên tắc bảo vệ công suất ngược cho máy phát điện là do tính chất nguy hại do hiện tựơng công suất ngược gây ra cho nên khi trạm phát điện bị xảy ra hiện tượng công suất ngược thì bắt buộc phải ngắt máy phát ra khỏi lưới.

Trị số công suất ngược bảo vệ máy phát điện được tính toán theo qui phạm Đăng Kiểm (TCVN 6259: 4 _ 2003); đối với máy xoay chiều là từ 6 ÷ 15% Pdm.

2, Các thiết bị  bảo vệ:

Trên tầu thuỷ người ta dùng rơle công suất ngược loại cảm ứng, hay các bộ công suất ngược kiểu nhạy pha điện tử.

Trên hình 3.5 mô tả sơ đồ kết nối rơ le dòng điện,  hình 3.6 mô tả sơ đồ kết nối rơ le công suất ngược.

3, Sơ đồ minh họa

Giới thiệu các phần tử

Đây là sơ đồ sử dụng rơ le công suất ngược kiểu b/áp nhạy pha

*phần thực hiện bao gồm

-RI: rơ le phân cực nó chỉ hoạt động khi UCL1>UCL2

-RT: rơ le thời gian

RN: cuộn  ngắt của atomat chính

*Phần tử nhạy pha

-B/áp BA1 có cuộn 1 và 2 là 2 cuộn thứ cấp

-B/áp BA2 có cuộn 3 và 4 là 2 cuộn thứ cấp

-cầu chỉnh lưu CL1, CL2

*nguyên lý hoạt động

Khi mF công tác bình thường thì U23>U14 tức là cuộn 2 và cuộn 3 đấu thuận sdđ với nhau do vạy UCL1<UCL2→ rơ le phân cực không hoat động. Khi sinh ra h/tg công suất ng,c(MF công tác ở chế độ động cơ) dòng sẽ ng.c 180o→quan hệ phụ thuộc của BA1 sẽ bị thay đổi lúc này cuộn 2 và 3 đấu ng.c, cuộn 1 và 4 đấu thuận→ UCL1>UCL2→ rơ le phân cực RI hoạt động đóng tiếp điểm cấp nguồn cho cuộn ngắt RN cho atomat chính→MF ngắt ra khỏi lưới điện.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #magic