câu 18,19,20
Câu 18: Những nguyên tắc cơ bản của sơ đồ định hướng phát triển không gian đo thị.
- Tuân thủ hướng chỉ đạo của quy hoạch vùng.
Mỗi đô thị đều có mối quan hệ gắn bó mật thiết với toàn vùng bởi quy hoạch vùng đã cân đối sự phát triển cho mỗi điểm dân cư đô thị trong vùng lãnh thổ. Nếu chưa có quy hoạch vùng thì việc định hướng phát triển của quy hoạch tổng thể quy hoạch phải luôn thong qua các kế hoạch lien đới vùng của đô thị.
- Triệt để khai thác các điều kiện tự nhiên.
Đó là điều kiện địa hình,cảnh quan thiên nhiên, khí hậu,môi trường…tất cả là cơ sở hình thành cấu trúc không gian đô thị. Tận dụng các điều kiện tự nhiên sẽ tạo ra hình ảnh đô thị có đặc trưng riêng.
- Phù hợp với tập quán sinh hoạt truyền thống của địa phương.
Mỗi địa phương mỗi dân tộc có những đặc trưng về giao tiếp và sinh hoạt sản xuất tạo nên những đặc thái riêng cho đô thị đó. Quy hoạch cần giải quyết tốt các vấn đề này đặc biệt trong tổ chức các không gian khu ở,khu trung tâm,khu danh lm thắng cảnh,khu tâm linh.
- Kế thừa phát huy thế mạnh hiện trạng
Các cơ sở vật chất hiện tại của đô thị,đặc biệt là khu ở,các CTCC,hệ thống trang thiết bị kỹ thuật đô thị,khu kinh doanh du lịch đặc biệt là các công trình kiến trúc có giá trị,khu phố cổ truyền.
- Phát huy vai trò của khoa học kỹ thuật tiên tiến
Thiết kế quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển đô thị cần tạo điều kiện phát guy tốt các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại,đặc biệt là gia thong đô thị. Quy hoạch đô thị cần có được những dự phòng về kỹ thuật và đất đai nhằm đáp ứng những biến đổi trong quá trình phát triển của đô thị.
- Tính cơ động và hiện thực đồ án quy hoạch.
Đồ án quy hoạch phải có khả năng thích ứng linh hoạt và cơ động trước các biến đổi đột ngột về đầu tư,những chủ trương mới của chính phủ về xây dựng đô thị…
Câu 19: Bố cục không gian kiến trúc đô thị
- Bố cục không gian kiến trúc đô thị biểu hiện ở cơ cấu tổ chức mặt bằng quy hoạch và tỏ chức hình khối không gian kiến trúc toàn đô thị, đặc biệt là khu trung tâm.
- Hình thái quy hoạch không gian kiến trúc đô thị được hình thành nhờ điều kiện tự nhiên.
- Thời kỳ cổ đại và cận đại xuất hiện các đô thị lấy bố cục hướng tâm, những công trình trọng điểm được xây dựng tại trung tâm quảng trường,nơi hội tụ các trục giao thong chính trong đô thị.
- Ngày nay,các đô thị mở rộng có bán kính hang chục,có khi hang trăm km dẫn đến bố cục không gian phức tạp và phong phú hơn. Các đô thị lớn có nhiều trung tâm tạo thành các chuỗi trung tâm của đô thị.
- Theo Kevin lyuch bố cục thành phố gồm 5 thành phần cơ bản:
+ Tuyết,
+ Nút,
+ Vành đai(bờ, rìa,)
+ Mảng,
+ Điểm nhấn, trọng điểm.
- Song song với việc bố cục mặt bằng quy hoạch tổng thể là việc xác định các công trình ,cụm công trình trọng điểm ở khu trung tâm,bố trí trên các trục giao thông chính ,trên quảng trường, nơi có tầm nhìn tốt nhằm tạo một tổng thể không gian đặc trưng của thành phố.
Câu 20: Cơ cấu chức năng phát triển đô thị? Sơ đồ mối liên hệ giữa các thành phần chức năng trong đô thị?
Cơ cấu chức năng phát triển đô thị
Cơ cấu chức năng đất đai là một nhiệm vụ nặng nề do kiến trúc sư quy hoạch thực hiện. nó không chỉ đơn thuần là nghệ thuật bố cục không gian mà còn là công tác khoa học tổng hợp đòi hỏi óc tư duy,óc tổ chức khoa học và sang tạo cao để phối hợp có hiệu quả các hoạt động đồng thời của các thành phần vật chất ở đô thị trong quá trình phát triển.
- Đất đô thị chia làm 5 loại theo chức năng sử dụng:
1. Đất công nghiệp và các khu vực sản xuất.
2. Đất kho tàng
3. Đất giao thông đối ngoại.
4. Đất dân dụng trong đó gồm
+ Đất xây dựng nhà ở.
+ Đất cây xanh và thể dục thể thao
+ Đất trung tâm và phục vụ công cộng
+ Đất đường và quảng trường.
5. Đất đặc biệt ngoài đô thị
- Tổ chức cơ cấu chức năng phải đảm bảo sao cho mối quan hệ hữu cơ bên trong và bên ngoài của các đất không ảnh hưởng lẫn nhau trong suốt quá trình phát triển. Sơ đồ mối liên hệ giữa các thành phần chức năng trong đô thị như sau:
Sơ đồ cơ cấu mối quan hệ giữa các chức năng đất đai.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro