Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Câu 17: Dự trữ sản xuất

a. Khái niệm:

Dự trữ sản xuất là sự hình thành ở các đơn vị sản xuất nói chung và các DN sản xuất nói riêng nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra bình thường và

liên tục.

b. Vai trò:

        Dự trữ sản xuất có vai trò quyết định tác động => quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Nếu DN thực hiện dự trữ ko đủ luơngj yêu cầu sẽ dẫn tới sự gián đoạn sản xuất ngược lại nếu dự trữ lớn hơn mức cần thiết sẽ dẫn tới làm phát sinh các chi phí trong dự trữ bảo quản, tăng diện tích các kho bãi bảo quản và nếu lâu dài có thể dẫn tới giảm giá trị sử dụng, điều này tác động rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh.

=> Dự trữ sản xuất một mặt đó là tất yếu của DN, mặt khác nó đặt ra vấn đề là xác định đúng đắn lượng dự trữ và sử dụng lượng dự trữ này.

c. Cơ cấu(Các bộ phận) của dự tữ sản xuất và pp định mức:

- Cơ cấu:

Tùy thuộc vào đặc điểm của quá trình sản xuất của doanh  nghiệp cho thấy các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp sản xuất(Dsx). Trong đó có 3 bộ phận cơ bản:

        + Dự trữ thường xuyên (Dtx) : là bộ phận dự trữ tồn tại ở doanh nghiệp, gắn liền vs quá trình sản xuất, đc hiểu là bộ phận dự trữ đảm bảo cho  quá trình sản xuất của DN diễn ra liên tục, giữa 2 chu kì cung ứng nối tiếp nhau.

ð   Đặc điểm của dự trữ thường xuyên: Là một đại lượng biến đổi từ tối đa xuống tối thiểu, tối đa khi doanh nghiệp bắt đầu nhập vật tư, vào kho bắt đầu đưa vào sử dụng; đạt tối thiểu khi lượng vật tư đó đc tiêu dùng hết và doanh nghiệp tiến hành nhập vật tư mới.

+ Dự trữ bảo hiểm ( Dbh) : là bộ phận dự trữ mang tính phòng ngừa, nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực do các nguyên nhân chủ quan và khách quan phát sinh có thể làm quá trình sản xuất của DN bị gián đoạn, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh

Nguyên nhân phát sinh   

  người bán giao chậm hàng so với yêu cầu, không đủ số lượng theo quy định trong hợp đồng

               DN tiêu dùng vật tư nhiều hơn so với dự kiến do sự thay đổi về kế hoạch sản xuất

è   Bộ phận dự trữ bảo hiểm là bộ phận dự trữ mang tính phòng ngừa. Do đó, nó có tính 2 mặt. Cụ thể, nếu các nguyên nhân tiêu cực phát sinh, các doanh nghiệp có 1 phần dự trữ để bù đắp nhằm giảm tác động tiêu cực nhưng nếu không có phát sinh nguyên nhân thì khi đó doanh nghiệp lại dự trữ thừa.

+ Dự trữ chuẩn bị: ở DN có 1 số loại vật tư trước khi đưa vào tiêu dùng sản xuất phải qua 1 số hoạt động hoàn thiện ( như  ngâm tẩm hóa chất, nhập kho xuất kho) nhằm làm vật tư phù hợp với quá trình tiêu dùng của DN. Mặt khác, về mặt nhiệm vụ, bản thân các vật tư cũng phải trải qua các hoạt động nhập kho, xuất kho. Thời gian dành cho hoạt động này thường kéo dài từ 1-2 ngày. Để đảm bảo tính liên tục của sản xuất trong khoảng thời gian này, DN cần hình thành 1 bộ phận dự trữ.

*Trong điều kiện bình thường, không có biến động lớn xảy ra thì dự trữ bảo hiểm và dự trữ chuẩn bị là đại lượng cố định.

Ngoài 3 bộ phận dự trữ cơ bản nêu trên, nếu DN sử dụng các vật tư đầu vào là các sản phẩm có tính thời vụ. Trường hợp này DN hình thành 1 bộ phân dự trữ gọi là dự trữ thời vụ.

- Phương pháp định mức dự trữ:

        + Dự trữ DN có tính 2 mặt bên cạnh mặt tích cực thì dự trữ luôn tiềm ẩn các yếu tố tiêu cực. Dự trữ chỉ phát huy vai trò tích cực của nó khi DN xác định đúng đắn lượng dự trữ hợp lí của DN hay có biện pháp để sử dụng hợp lý lượng dự trữ này.

Dttế > Dsx (max) => Dự trữ thừa => hậu quả : giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Dttế < Dsx (min) => Dự trữ thiếu => hậu quả : ngừng sx cho DN thiếu vật tư.

Dsx min £ D hợp lý £ Dsx max.

D minsx = DBH+DCB= mnđ(TBH+TCB)

Dmaxsx =DTX+DBH+DCB= mnđ(TTX+TBH+TCB)

a.Dự trữ thường xuyên: Người ta đưa vào 1 số điều kiên, tiêu thức lựa chọn.

           Nếu dựa vào thời gian  giao hàng của người bán ( thời gian cần thiết để người bán chuẩn bị hàng hóa, vận chuyển hàng hóa, giao hàng hóa cho DN. Thời gian dự trữ thường xuyên chính là số ngày để người bán giao hàng

        Dựa vào khoảng cách chênh lệch giữa các kỳ cung ứng vật tư nối tiếp nhau (Ti)

                                     DTX = m nđ * T tx

Trong đó :

+ m nđ : mức tiêu dùng vật tư bình quân ngày đêm để sản xuất sản phẩm. Chỉ tiêu này được xác định dựa vào nhu cầu sử dung vật tư trong kì và thời gian trong kì.

+ T tx: thời gian dự thường xuyên tính bằng ngày:

                 T tx = ∑Ti*Vi/ ∑Vi

 (i=1,n)

                                    

Ti : khoảng cách chênh lệch(thời gian cách quãng) tương ứng giữa 2 kì cung ứng kế tiếp nhau tính bằng ngày.

Vi : lượng vật tư nhận được trong kì cung ứng thứ i.

n : số kì cung ứng hay giao hàng

.

b. Dự trữ bảo hiểm:

       

D bh = m nđ * Tbh

 T bh =  ∑(T i’- TTX)*Vi ’/ ∑ Vi’

            (i=1,n)

         

T’i: là khoảng cách chênh lệch giữa 2 kì cung ứng nối tiếp lớn hơn chu kì cung ứng bình quân ( thời gian dự trữ thường xuyên) của DN.

V’i: lượng vật tư nhận được(số lượng hàng nhập) tương ứng với kì đó.

n : số kì cung ứng lớn hơn chu kì cung ứng bình quân

c.Dự trữ chuẩn bị:

DCB= mnđ*TCB

Trong đó, TCB là thời gian dự trữ chuẩn bị, tính bằng ngày(1à2 ngày), sẽ đc cho trước

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #danhpro