cau -17
Câu 17: Phân tích các chức năng của ngân hàng Trung ương. Liên hệ với hoạt động của ngân hàng nhà nước Việt Nam với tư cách là ngân hàng Trung ương.
Đáp án:
1- Sơ lược về sự ra đời của ngân hàng Trung ương:
-sự ra đời:
+thời kì đầu chưa có NHTW, các ngân hàng thực hiện đồng thời các nghiệp vụ: nhận tiền gửi và cho vay, phát hành kỳ phiếu của mình, chuyển tiền...
+đầu thế kỉ 18, Nhà nước của các nước bắt đầu can thiệp vào hoạt động của hệ thống ngân hàng bằng cách hạn chế số lượng các ngân hàng được phát hành kỳ phiếu.
+đến thế kỉ 19:Nhà nước của một số nước ra đạo luật chỉ cho phép duy nhất 1 ngân hàng phát hành tiền.
+ đầu thế kỉ 20, Nhà nước của các nước chưa có điều kiện can thiệp vào hoạt động kinh tế thông qua tác động của tiền tệ, nên việc phát hành tiền tệ đều do các ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân. Sau cuộc khủng hoảng 1929-1933, Nhà nước của các nước đã tăng cường hơn nữa can thiệp của mình vào lĩnh vực kinh tế, bằng cách tiến hành quốc hữu hóa hoặc thành lập mới Ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước, nhằm nắm trọn quyền phát hành tiền tệ để qua đó điều tiết các hoạt động kinh tế vĩ mô.
NHTW ra đời.
2- Các chức năng của ngân hàngTrung ương:
• Phát hành và quản lý lưu thông tiền tệ trong cả nước(chep trong vo trang 14,15,16,17)
*****************************************************************
- Phát hành tiền mặt- tiền theo nghĩa hẹp :phục vụ lưu thông tiền mặt và làm cơ sở cho
quá trình cung ứng tiền tệ. Phát hành tiền phải theo nguyên tắc:
+ nguyên tắc phát hành tiền có vàng đảm bảo
+ nguyên tắc phát hành giấy bạc Ngân hàng thông qua cơ chế tín dụng, được bảo đảm bằng hàng hóa và dịch vụ.
- ấn định mức cung tiền tệ (MS) thông qua các công cụ chính sách giúp cho hệ thống các
NHTM tạo ra tiền mở rộng đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế
- Quản lý toàn bộ quá trình lưu thông tiền tệ, giống như một chiếc bơm- "bơm" hay
"hút" lượng tiền đối với nền kinh tế sao cho đảm bảo mối quan hệ cân bằng giữa MS và
Md cũng như đảm bảo những yêu cầu và mục tiêu phát triển khác của nền kinh tế - xã
hội (qua CSTTQG).
********************************************************************
• Là ngân hàng của các ngân hàng- Người cho vay cuối cùng của nền kinh tế và là bạn hàng
của các ngân hàng thương mại:
- Ngân hàng Trung ương nhận tiền gửi của các ngân hàng thương mại dưới các hình thức
khác nhau: Dự trữ bắt buộc; Tiền gửi thanh toán...Nhằm mục đích đảm bảo sự an toàn và
khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại.
-Tổ chức điều chuyển vốn (dàn xếp các nhu cầu về vốn) giữa các ngân hàng thương mại --> hoạt động cơ bản của thị trường tiền tệ liên ngân hàng.
- Ngân hàng trung ương cho vay đối với các ngân hàng thương mại dưới các hình thức (hạn mức tín dụng, tái chiết khấu ...) nhằm mục đích đảm bảo khả năng thanh toán cho các ngân hàng thương mại và thông qua ngân hàng thương mại để cung cấp vốn cho nền kinh tế, mở rộng lượng tiền cung ứng (MS) tuỳ theo những thời kỳ khác nhau.
-Ngân hàng trung ương thực hiện thanh toán bù trừ cho các ngân hàng thương mại: Trong hệ thống của ngân hàng trung ương gồm nhiều chi nhánh hoặc phòng đại diện có thể bố trí theo khu vực (Mỹ và các nước khác) hoặc theo địa giới hành chính (Việt Nam ), mỗi chi nhánh hoặc phòng đại diện là một trung tâm thanh toán bù trừ và thực hiện các chức năng của ngân hàng trung ương tại địa phương hay khu vực đó.
• Ngân hàng trung ương là ngân hàng nhà nước, không phải chỉ với nghĩa thuộc sở hữu nhà nước mà nhấn mạnh vào các nội dung:
- Nhận tiền gửi và cho ngân sách nhà nước vay tiền dưới hình thức làm đại lý phát hành công trái quốc gia và tín phiếu kho bạc.
- Thanh toán không dùng tiền mặt cho hệ thống kho bạc
- Quản lý chi tiêu của chính phủ, đặc biệt ở những nước chưa có hệ thống kho bạc phát triển.
-Thay mặt nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô đối với toàn bộ hệ thống tài chính, các TCTD, các hoạt động về tiền tệ, tín dụng, lãi suất đối với toàn bộ các TCTD, và các loại hình tổ chức kinh doanh tiền tệ, tín dụng khác trong nền kinh tế.
- Xây dựng các dự án vay vốn nước ngoài, quản lý sử dụng theo dạng hoàn trả nợ nước ngoài, thực hiện các nghĩa vụ tài chính tiền tệ quốc tế
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Ngân hàng nhà nước VN thực sự đóng vai trò là ngân hàng thương mại từ năm 1988 và khi có pháp lleenhj ngân hàng 1990. đã thực hiện chức năng
+ phát hành lưu thông tiền tệ cả nước
+là ngân hàng của ngân hàng VN
+là ngân hang của nhà nước
Tồn tại của ngân hàng của VN là gì :
Xuất phát từ ngay trong bản thân nó thực tế ngân hàng nhà nước không hề có cơ chế bảo vệ mình luôn bị động trong mọi tình huống và khi xảy ra khó khăn thì ngân hàng nhà nước chỉ là người đi thu dọn chiến trường
Hoạt động và điều hành chưa có quy chế thống nhất và hoàn chỉnh nên thiếu chủ động và hiệu quả.
Nó bị lệ thuộc quá nhiều vào chính phủ cái này cũng không thể trách ngân hàng được khi thống đốc ngân hàng do thủ tướng chỉ định và các hoạt động của ngân hàng luôn đi theo lợi ích của chính phủ ;
Một vấn đề về năng lực tài chính hạn chế không những chúng ta thiếu nhũng chuyên gia về tcnh mà còn thiếu hẳn tầm nhìn chiến lược rõ nhất khi chúng ta quá chủ quan về dòng vốn đổ vào VN quá lớn trong năm 2008 trong khi lượng ngoại tệ dự trữ và các tài sản dự trữ của ta không đáp ứng dẫn đến bị động không kịp thời đối phó.
+quản lí các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng tiền tệ khác chưa thống nhất gây khó khăn cho cá tổ chức này
+mối quan hệ NHNN với các NHTM chưa rõ ràng mức độ can thiệp quá sâu
Bản chất hệ thống 1 cấp.
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Tách bạch hoạt động của NHNN với chính phủ NHNN với bộ tài chính , NHNN với các ngân hàng thương mại. Đem lại cho NHNN đúng với chức năng và nhiệm vụ của nó.Điều này thực ra rất khó thực hiện ở VN nhưng nếu không làm thì hậu quả khôn lường của 1 nền kinh tế lại có ngân hàng TW ốm yếu quặt quẹo. suy nghĩ như 1 đứa trẻ không để nó tự đi thì đến bao giờ nó mới biết đi ?
+củng cố vị trí tài chính của ngân hàng trung ương.đây là điều mà ta phải thấy rõ ngân hàng TW phải là người nắm được nền kinh tế của 1 quốc gia qua đó để định hướng và uốn nắn các khuyết tật của nền kinh tế
+ Xây dựng quy chế điều tiết lưu thông tiền tệ tỉ giá hoạt động của các ngân hàng thương mại, các tổ chức kinh doanh tiền tệ và tài chính với thị trường tài chính nói chung. Kể cả chính sách lãi suất , dự trữ bắt buộc .v.v.
+ Cơ cấu lại tổ chức tìm kiếm nhân tài có các biện pháp để có luwowngjj nhân viên có năng lực và hoạt động hiệu quả.
Kết luận
Đó chỉ là vài nét chung của ngân hàng nhà VIệt Nam, nó cũng chịu ảnh hưởng chung như tất cả các cơ quan công quyền hiện nay, nhưng thay đổi là vấn đề sống còn chỉ khi nào chính phủ nhận thấy rõ nguy cơ và không thể trì hoãn được nữa thì họ sẽ trao lại quyền lưc đích thực cho ngân hàng. Có thể điều đó không chính xác ở thời điểm hiện tại và ở VN nhưng chúng ta sẽ chờ đợi điều đó.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro