Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Cau 17-18

Câu 17: Chiến lược là gì? So sánh chiến lược quân sự và chiến lược trong kinh doanh?

Bài làm

Khái niệm chiến lược có từ thời Hy lạp cổ đại. Thuật ngữ này vốn có nguồn gốc sâu xa từ quân sự, xuất phát từ "strategos" nghĩa là vai trò của vị tướng trong quân đội. Sau đó phát triển thành "Nghệ thuật của các tướng lĩnh" - nói đến các kỹ năng hành xử và tâm lý của tướng lĩnh. Trong lịch sử loài người, rất nhiều các nhà lý luận quân sự như Tôn Tử, Alexander, Clausewitz, Napoleon... đã đề cập và viết về chiến lược trên nhiều góc độ khác nhau. Luận điểm cơ bản của chiến lược là một bên đối phương có thể đè bẹp đối thủ - thậm chí là đối thủ mạnh hơn, đông hơn, - nếu họ có thể dẫn dắt thế trận và đưa đối thủ vào trận thuận lợi cho việc triển khai các khả năng của mình.

Trong bối cảnh cạnh tranh, thuật ngữ "trận địa" của chiến lược quân sự có thể hiểu như là môi trường, trong đó diễn ra hoạt động cạnh tranh. Trong thế giới kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh không đối mặt trực tiếp như trong quân sự. Họ cạnh tranh với nhau trong một môi trường ngành hướng đến một phân đoạn thị trường mục tiêu và những nỗ lực thu hút khách hàng. Qua việc mua sắm, khách hàng sẽ quyết định đối thủ nào "thắng", đối thủ nào "thua".

Trên phương diện cạnh tranh, chúng ta sẽ sử dụng năng lực tạo sự khác biệt để mô tả các khả năng đặc biệt tạo ra ưu thế nhất định. Năng lực tạo sự khác biệt bao gồm các khả năng, các kỹ năng, các công nghệ và các nguồn lực đặc biệt cho phép một tổ chức có thể tạo ra sự khác biệt với đối thủ và tạo nên lợi thế cạnh tranh.

Đặc trưng của cạnh tranh chiến lược rút ra từ dạng chiến lược trong quân sự và trong kinh tế, đó là làm cho các sức mạnh và các năng lực tạo sự khác biệt phù hợp với môi trường theo cách thức mà những người lãnh đạo tổ chức mong muốn, để tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ trong cùng một môi trường.

Trong quân sự, các mệnh lệnh chiến lược do các tướng lĩnh đưa ra tùy thuộc vào sự thuận lợi của chiến trường và sự bất lợi của đối thủ. Như vậy, chiến lược quân sự hướng đến việc tạo ra sự phù hợp có lợi giữa các sức mạnh bên trong của lực lượng quân sự với chiến trường.

Cũng tương tự như chiến lược quân sự, chiến lược cạnh tranh của một tổ chức hướng đến việc đạt được sự phù hợp giữa các lực lượng tạo sự khác biệt và môi trường bên ngoài mà tổ chức tham gia cạnh tranh. Tuy nhiên, so với chiến lược quân sự, chiến lược kinh doanh phức tạp hơn. Không giống như các xung đột quân sự, cạnh tranh trong kinh doanh không phải lúc nào cũng gây ra kết cục kẻ thắng, người thua. Sự ganh đua trong ngành đôi khi có cơ hội để họ cải thiện các sức mạnh và kỹ năng của mình như những mầm mống cạnh tranh. Giá trị của các năng lực tạo sự khác biệt đem đến lợi thế cạnh tranh cho tổ chức có thể giảm theo thời gian bởi sự thay đổi của môi trường. Các doanh nghiệp phải luôn khám phá ra các cơ hội mới, ngăn chặn và đẩy lùi các đe dọa tiềm tàng, vượt qua các điểm yếu hiện tại và dịch chuyển sức mạh đến lĩnh vực mới. Mỗi doanh nghiệp cần phải ứng phó với các quyết định chiến lược một cách liên tục. Có thể mô tả sự khác nhau giữa chiến lược quân sự và chiến lược kinh doanh bằng mô hình sau:

Có nhiều định nghĩa về chiến lược là gì, mỗi định nghĩa có ít nhiều điểm khác nhau tùy thuộc vào quan niệm của mỗi tác giả. Chẳng hạn như:

" Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh".

" Chiến lược kinh doanh là một dạng thức hay là một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các hành động thành một tổng thể kết dính lại với nhau"...

Ta thấy rằng trong tất cả các định nghĩa về chiến lược đều xuất hiện các cụm từ biểu thị các khía cạnh khác nhau cần phải bao hàm trong đó. Do đó, cần phải có các định nghĩa đa diện để có thể hiểu rõ hơn về lĩnh vực này. Trong định nghĩa chiến lược với 5 chữ P của Mintzberg khái quát các khía cạnh của chiến lược như sau:

Kế hoạch: Plan - chuỗi các hành động đã dự định một cách nhất quán.

Mưu lược: Ploy- cách thức cụ thể để đánh lừa đối thủ.

Hình mẫu: Partern- sự kiên định về hành vi theo thời gian.

Vị thế: Position- phù hợp giữa tổ chức và môi trương của nó.

Triển vọng: Perspective- hộ tụ, tiêu điểm.

Câu 18: Nêu khái niệm và đặc điểm của Liên minh chiến lược?

1. Khái niệm: Liên minh chiến lược là sự liên kết giữa các công ty nhằm đạt mục tiêu kinh tế nhanh và hiệu quả hơn so với khi họ tự làm.

Với ý nghĩa đó, việc hợp sức hay liên minh với các công ty khác sẽ trở thành phương tiện chủ yếu để thâm nhập thị trường mới, nghiên cứu các công nghệ mới và phát triển sản phẩm mới cho cả các doanh nhân đơn lẻ hay các doanh nghiệp đa dạng. Liên minh sẽ có vai trò lớn hơn trong việc mở rộng và phục hồi lợi thế cạnh tranh cho công ty bởi vì nó cho phép các công ty hạn chế tối đa các loại rủi ro khi thâm nhập vào thị trường mới.

2. Đặc điểm của Liên minh chiến lược

Mỗi một liên minh cụ thể đều có những đặc điểm riêng tùy thuộc và các bên tham gia liên minh, tùy thuộc mục tiêu cũng như định hướng phát triển của các bên. Tuy nhiên ở tất cả các liên minh đều có những đặc điểm chung, ở đây có thể đưa ra 3 đặc điểm của các liên minh như sau:

- Thứ nhất, Liên minh giữa các công ty đã vượt ra khỏi biên giới của mỗi quốc gia. Đây là điều tất yếu trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, khoảng cách về địa lý không phải là trở ngại lới cho các công ty khi mà việc liên minh tạo ra lợi ích lớn hơn nhiều so với những gì họ phải bỏ ra. Ngay từ năm 1989, IBM và Toshiba đã cùng liên minh với nhau để xây dựng nhà máy sản xuất màn hình tinh thể lỏng trên đất Nhật Bản Chi phí để sản xuất sản phẩm này quá lớn đến mức không một doanh nghiệp nào có thể tự mình chi trả, vì vậy liên minh đã được hình thành.

- Thứ hai, liên minh giữa các đối thủ cạnh tranh phát triển mạnh mẽ. Đứng trước thách thức của các đối thủ lớn, hay đứng trước một thị trường tiềm năng mà một mình một doanh nghiệp không đủ khả năng khai thác hiệu quả thì buộc các doanh nghiệp phải nghĩ đến việc liên minh với các doanh nghiệp cùng ngành, với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Đặc biệt là trong các ngành công nghiệp hiện đại đòi hỏi nhiều chất xám, nhiều phát minh mới, mỗi doanh nghiệp chỉ phát triển mạnh được một phần nào đó trong toàn bộ lĩnh vực kinh doanh của mình. Liên minh giữa 2 hãng máy tính là IBM và Apple là một ví dụ điển hình. Khi liên minh được hình thành, IBM có thể tiếp cận với hệ điều hành Macintosh của Apple trong khi Apple nhận được sự trợ giúp phát triển và nguồn cung ứng chíp dồi dào cho các máy tính mới.

- Đặc điểm cuối cùng của liên minh đó là, liên minh không chỉ diễn ra trong một ngành, một lĩnh vực mà còn diễn ra giữa các ngành ít hoặc không liên quan tới nhau. Đây là đặc điểm nói lên quy mô rộng lớn của các liên minh không chỉ ở phương diện địa lý mà còn trên phương diện lĩnh vực kinh doanh. Với IBM, từ một doanh nghiệp chuyên sản xuất máy tính, chip họ đã chuyển sang liên minh với Nissan Motor. Việc liên minh với các hãng Nhật Bản đã giúp IBM nhận ra khả năng ứng dụng to lớn của hệ thống máy tính và phần mềm cho các dạng ứng dụng công nghiệp, chẳng hạn như thiết kế ô tô, kiểm tra nhiệt độ; và cũng qua đó để tăng khả năng độc lập của công ty trong lĩnh vực điện tử, bán dẫn và phần mềm để cạnh tranh trong tương lai.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #cau