Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Câu 16: Khái niệm tôn giáo? vì sao tôn giáo còn tồn tại và quan điểm giải quyết

a. Khái niệm tôn giáo 

Trong Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, C.Mác viết "Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa. Nhưng con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, tức thế giới quan lộn ngược, vì bản thân chúng là thế giới lộn ngược (...) Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân" .  

Qua luận điểm này cần lưu ý một số vấn đề sau 1) Tôn giáo không phải là cái tự có mà là sản phẩm của con người, tức xã hội con người, cũng tức là phương thức tồn tại của con người. Nói cách khác, tôn giáo chỉ là sự phản ánh xã hội con người vào trong ý thức của con người. Vì thế tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, phản ánh cái tồn tại xã hội đã sinh ra nó. 2) Song sự phản ánh đó chỉ là sự phản ánh phi lý tính, hoang đường, để rồi sau đó lấy cái phi lý, cái hoang đường làm chân lý, chuẩn mực, để giải thích hoặc chi phối cái hiện thực. 3) Tôn giáo là sản phẩm của con người, nhưng không phải là con người cá nhân, riêng lẻ, mà là con người xã hội ( hay xã hội con người ), do đó tôn giáo là một hiện tượng xã hội. 4) Xét về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội tiêu cực, nó vừa biểu thị sự phản kháng tiêu cực trước những nỗi khổ đau và bất hạnh của con người, vừa biểu thị sự nhẫn nhục, sự bất lực của con người trước những sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội. 

Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ph.Ăngghen đã làm rõ bản chất của tôn giáo trên cơ sở xem tôn giáo như là một hình thái ý thức xã hội "Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo- vào trong đầu óc của con người- của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế" .  

Như vậy, tôn giáo là sản phẩm của con ngựời, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định. Xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội tiêu cực. Tuy nhiên, tôn giáo cũng chứa đựng một số giá trị văn hoá phù hợp với đạo đức, đạo lý của xã hội. Chủ nghĩa Mác-Lênin và những người cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.

Tôn giáo được tạo thành bởi ba yêú tố cơ bản ý thức tôn giáo (gồm tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo), hệ thống nghi lễ tôn giáo (trong đó hoạt động thờ cúng là yếu tố cơ bản), tổ chức tôn giáo (thường có hệ thống từ trung ương đến cơ sở). Vì vậy, tôn giáo là một lực lượng xã hội trần thế, có tác động không nhỏ đến đời sống xã hội.

b. Tôn giáo vẫn tồn tại trong các nước xã hội chủ nghĩa là do mấy nguyên nhân sau:
- nguyên nhân nhận thức: trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong chế độ chủ nghĩa xã hội trình độ dân trí của nhân dân chưa thật cao. nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội đến nay khoa học vẫn xhưa giải thích được.
- nguyên nhân tâm lý: tôn giáo đã tồn tại lâu trong lịch sử loài người và ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân
- nguyên nhân chính trị- xã hội: các quy tắc của tôn giáo phù hợp với pháp luật phù hợp với đạo đức.

c.

Một là, khẳng định tôn giáo là vấn đề tồn tại lâu dài. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, các nguồn gốc nảy sinh tôn giáo vẫn tồn tại và tác động thường xuyên tới sự phát triển của các tôn giáo. Do không nhận thức đúng đắn quy luật này, cộng với những mặc cảm, định kiến về tôn giáo, nên trước đây đã có nơi, có lúc, chúng ta có chủ trương, biện pháp đối xử thô bạo với tôn giáo, tìm cách thu hẹp, hạn chế các hoạt động tôn giáo. Vì vậy đã gây căng thẳng trong quan hệ giữa chính quyền với tôn giáo, làm mất lòng tin của quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo với Đảng và Nhà nước.

Để chấn chỉnh, khắc phục những lệch lạc trên, một số nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Quan điểm này là cơ sở cho việc xem xét, giải quyết các vấn đề tôn giáo ở nước ta hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải có thái độ bình tĩnh, khách quan trong khi xem xét, giải quyết các hoạt động tôn giáo; đảm bảo cho các tôn giáo ở Việt Nam sinh hoạt một cách bình thường, tuân thủ pháp luật, đồng hành với dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Quan điểm này cũng yêu cầu các cấp, các ngành và mọi cán bộ đảng viên phải khắc phục tư tưởng chủ quan, nóng vội trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo nói chung, với hoạt động tôn giáo nói riêng.

Hai là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn giáo và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng. Chống mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của tổ quốc và nhân dân.

Ba là, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Trong quá trình ra đời, tồn tại và phát triển, tôn giáo nào cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực thể hiện ở chỗ răn, dạy tín đồ hướng thiện, làm điều lành, tránh điều ác. Còn mặt tiêu cực thể hiện ở chỗ làm cho con người sống an phận và chấp nhận “sự an bài”, thậm chí hạn chế họ tham gia vào quá trình cải tạo thực hiện xã hội bằng các phương pháp cách mạng.

Bốn là, công tác tôn giáo vừa phải quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa phải kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng.

Năm là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, công tác đối với con người. Trong công tác này phải quan tâm đến các lợi ích thiết thân, chính đáng của quần chúng tín đồ nói chung, chức sắc, chức việc nói riêng làm cốt lõi...

Sáu là, làm tốt công tác đối với tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo.

Các tôn giáo ở nước ta phát triển mạnh

Có thể nói, chưa bao giờ các tôn giáo lại phát triển mạnh như giai đoạn hiện nay. Điều này thể hiện rất rõ những mặt cơ bản sau đây:

Từ năm 2006 đến nay, các cơ quan thẩm quyền đã cấp đăng ký hoạt động và công nhận tư cách pháp nhân cho 16 tổ chức tôn giáo, nâng tổng số lên 32 tổ chức tôn giáo thuộc 12 tôn giáo.

Những cơ sở đào tạo, thờ tự lớn của các tôn giáo đều được Nhà nước cấp đất xây dựng. Điển hình như: Giáo xứ La Vang, Quảng Trị được cấp thêm 15ha đất, nâng diện tích lên 21ha; Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội được cấp 10ha đất, Học viện Phật giáo Nam Tông Khmer tại Cần Thơ được cấp 11,3ha đất... Các hoạt động của các tổ chức, cá nhân chức sắc, cá nhân tín đồ diễn ra sôi động phong phú, tự do. Việc mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành được đảm bảo.

Các lễ hội tôn giáo diễn ra ngày càng sầm uất ở tất cả các cơ sở thờ tự của các tôn giáo với những quy mô khác nhau. Điển hình là đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc tại Việt Nam; Năm thánh để Pháp miện 350 năm Công giáo có mặt ở Việt Nam, 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm; lễ khai đạo của Phật giáo Hoà Hảo; lễ hội Yếu diêu trì cung đạo Cao Đài...

Những thành tựu của Việt Nam đạt được trên lĩnh vực tôn giáo là một bằng chứng sinh động chứng minh cho chính sách tôn giáo đúng đắn, cởi mở, thực sự tôn trọng, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Những kết quả đó buộc Bộ Ngoại giao Mỹ phải đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo.

Thế nhưng, phớt lờ những kết quả và tiến bộ đạt được của Việt Nam trên lĩnh vực tôn giáo, những năm qua, các thế lực thù địch luôn tìm cách xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam, vu cáo Nhà nước ta đàn áp tôn giáo. Đây là một thủ đoạn quen thuộc mà các thế lực thù địch thường sử dụng để kích động, gây mất ổn định chính trị ở các vùng tôn giáo, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây chia rẽ đồng bào các tôn giáo với Đảng, Nhà nước.

Song trước những chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước về tôn giáo và tinh thần yêu nước, đoàn kết của đồng bào tôn giáo, các thế lực thù địch đã thất bại trong âm mưu lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro