Câu 16: các chế định cb hp 1992? Pt chế định về chế độ ct&ktvh , Q&NV CD
§ CÂU 16: Các chế định cơ bản của Hiến Pháp 1992 ? Phân tích các chế đinh về Chế độ chính trị ; Kinh tế ; Văn Hóa ;Giaó dục,KH%CN;Quyền và nghĩa vụ của công dân ?
§
§ Bài làm:
§ Các chế định cơ bản của Hiến Pháp 1992:
1.CHẾ ĐỊNH CHÍNH TRỊ.
§ 2. CHẾ ĐỊNH KINH TẾ.(Điều 15-29).
§ 3. VĂN HÓA, GIÁO DỤC, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ.(Điều 30-43)
§ 4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN.(Điều 49-82)
§ 6. QUỐC HỘI.(Điều 83-100)
§ 8. CHỦ TỊCH NƯỚC.(Điều 101-108)
§ 9. CHÍNH PHỦ.( Điều 109-117)
§ 10. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN.( Điều 118-125)
§ 11. TOÀ ÁN NHÂN DÂN VÀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN.( Điều 126-140)
§ 12. QUỐC KỲ, QUỐC HUY, QUỐC CA-THỦ ĐÔ, NGÀY QUỐC KHÁNH (Điều 141-145).
§ 13. HIỆU LỰC CỦA HIẾN PHÁP VÀ VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP (Điều 146-147).
§ *Phân tích các chế đinh :
§ 1. Chế đinh về Chế độ chính trị :
§ Điều 1 Hiến pháp khẳng định nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, thống nhất có chủ quyền đầy đủ đối với toàn bộ vùng lãnh thổ.
§ Hiến pháp cũng khẳng định nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân do nhân dân và vì nhân dân (điều 2). Nhân dân là toàn thể các dân tộc cùng sinh sống hòa bình trên lãnh thổ Việt Nam (điều 5). Nhân dân làm chủ nhà nước bằng cách sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân (điều 6).
§ Ngoài ra, Điều 8 cũng quy định rằng "Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước có nghĩa vụ phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng"
§ Tuy nhiên, một nhà nước luôn cần một tổ chức chính trị để lãnh đạo. Xuất phát từ điều kiện lịch sử của nước Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm tư tưởng chủ đạo để lãnh đạo nhà nước và xã hội. Nói như thế không có nghĩa là Đảng là tổ chức đứng trên tất cả vì mọi hoạt động của các tổ chức Đảng đều phải tuyệt đối tuân theo pháp luật. Đây là một trong những nguyên tắc căn bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
§ Đảng thể hiện vai trò lãnh đạo trực tiếp và toàn diện bằng cách bổ nhiệm, bố trí Đảng viên giữ các chức vụ chủ chốt, lãnh đạo trong Chính phủ, trong lực lượng an ninh và quân đội, trong Mặt trận Tổ quốc, trong Quốc hội, trong Tòa án và trong Viện kiểm sát. Bên cạnh đó Mặt trận tổ quốc và công đoàn cũng là những tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống tổ chức chính trị của Việt Nam. Các lãnh đạo Mặt trận phải là Đảng viên.
§ Điều 3 Khẳng định nhà nước bảo đảm và phát huy không ngừng trước hết là vai trò làm chủ của nhân dân sau là bảo vệ và nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
§
§
§ 2. CHẾ ĐỊNH KINH TẾ.
§ +Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. (điều 15)
§ +Thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước,kinh tế tập thể , kinh tế cá thể,tiểu chủ,kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước , kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
§ +Hình thức sở hữu : Sở hữu toàn dân, sở hứu tập thể và sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể là nền tảng.
§ + Quy định quyền tự do kinh doanh của công dân : quyền thành lập doanh nghiepj không phụ thuộc vào quy mô và địa bàn hoạt động; quyền sở hữu thu nhập hợp pháp.
§
§ 3. VĂN HÓA, GIÁO DỤC, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ.
§ +Chính sách phát triển văn hóa: Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân.
§ Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hoá. Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động, đồi trụy; bài trừ mê tín, hủ tục.
§ + Chính sách giáo dục : Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
§ Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
§ Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giầu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.(Điều 35).
§ + Chính sách Khoa học và Công nghệ : Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách khoa học, công nghệ quốc gia; xây dựng nền khoa học, công nghệ tiên tiến; phát triển đồng bộ các ngành khoa học nhằm xây dựng luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách và pháp luật, đổi mới công nghệ, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao trình độ quản lý, bảo đảm chất lượng và tốc độ phát triển của nền kinh tế; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.( Điều 37).
§ 4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN.(Điều 49-82)
§ Xuất phát từ quyền cơ bản của con người “ quyền được sống,tự do, mưu cầu hạnh phúc không ai có thể xâm phạm”.
§ - Quyền về chính trị
§ Điều 53 quy định: Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
§ Quyền bầu cử và ứng cử: công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.
§ Quyền khiếu nại, tố cáo: Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất kỳ cá nhân nào.
§ Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do biểu tình, tự do hội họp.Điều 69 của Hiến pháp quy định: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
§ - Về kinh tế, văn hóa, xã hội
§ Quyền lao động: Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều công ăn việc làm cho người lao động (điều 55). Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động. Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương; khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động (điều 56);
§ +Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật (điều 57).
§ Quyền học tập: Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí. Công dân có quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức. Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng. Nhà nước có chính sách học phí, học bổng. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hóa và học nghề phù hợp (điều 59).
§ Quyền được bảo vệ sức khỏe: Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe. Nhà nước quy định chế độ viện phí, chế độ miễn, giảm viện phí. Công dân có nghĩa vụ thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh công cộng. Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma tùy khác. Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm (điều 61).
§ Quyền xây dựng nhà ở: Công dân có quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật. Quyền lợi của người thuê nhà và người có nhà cho thuê được bảo hộ theo pháp luật (điều 62).
§ Quyền bình đẳng nam nữ: Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động nữ là nam làm việc như nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức nhà nước và người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội; chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập , chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ (điều 63).
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro