Câu 15: Đáp ứng miễn dich chống virus
Câu 15: Đáp ứng miễn dich chống virus.
Trả lời:
Trước sự tấn công của virus cơ thể tự bảo vệ bằng các cơ chế:
Cơ chế bảo vệ không đặc hiệu:
Có 2 cơ chế chính của miến dịch tự nhiên chống virus.
Tăng sản xuất IFN từ các tb nhiễm, chất này ức chế sự nhân lên của virus tại chỗ, đồng thời chống lại sự xâm nhiễm sang các tb lân cận, hạn chế sự lan truyền các yếu tố gây bệnh. Điều trị các bệnh bằng tiêm IFN có tác dụng tích cực.
Tb NK tăng cường hoạt động và sinh sản, làm chết nguyên vẹn tb bị nhiễm virus, nhờ vậy mà virus không thể thoát ra để sang các tb khác.
Ngoài ra bổ thể và thực bào cũng có vai trò nhất định.
Cơ chế bảo vệ đặc hiệu:
Miễn dịch đặc hiệu chống virus bao gồm cả MDDT và MDTB.
Miễn dich dịch thể: các KT dịch thể đặc hiêu virus có vai trò quan trọng trong giai đoạn virus chưa kịp xâm nhập vào tb chủ. Lần đầu khi virus và cơ thể, KT chưa kịp xuất hiện. Sau đó, khi virus ra khỏi tb chủ gây lan nhiễm thì IgG sẽ gắn với pr của vỏ nhân hoặc vỏ ngaoì của virus ngăn cản chúng bám dính vào tb chủ mới. Nhờ vậy mà số virus tìm tb chủ giảm đi nhiều lần. KT IgA từ sữa mẹ có tác dụng ngăn chặn virus xâm nhập theo đường niêm mạc.
Vời nhiều loài virus, KT dịch thể không có tác dụng mong muốn hoặc không có tác dụng. Bằng chứng là chúng không ra được miến dịch thụ động khi tiêm Ig đặc hiệu cho cơ thể chưa bị nhiễm.
Miễn dịch tế bào: Cơ chế chính của miễn dịch đặc hiệu chống virus là vai trò của MDTB mà chủ yếu là Tc.
- Tc mang CD8 do vậy có khả năng nhận biết KN virus do MHC lớp I trình ra ngay giai đoạn virus tiềm ẩn trong tb chủ.
- Tc có tác dụng ly giải tb bị nhiễm qua kích thích tạo ra các enzym và cytokin hoạt động. giúp hạn chế sự xâm nhập và tiêu diệt virus. Cơ chế này trong 1 số trường hợp gây tổn thương mô vì Tc có khả năng ly giải mạnh các tb bị nhiễm gây ra những đám hoại tử lớn ( điển hình khi nhiễm virus viêm gan B, bản thân virus chưa phá hủy tb gan, tùy mức độ phản ưng miến dịch mà ta có những thể bệnh khác nhau. Khi hoại tử lan tràn: thể tối cấp hay cấp, hoại tử chậm, kéo dài, cộng thêm xuất hiện tự KT thì viêm gan mạn, đáp ứng miến dịch vừa đủ thì bệnh lành hẳn, không có biến chứng.)
Nhiều trường hợp có sự phối hợp của cả 2 cơ chế làm bệnh lành nhanh chóng, đồng thời có thể gây ra trạng thái bệnh lí nặng nề. Như trong sốt huyết Dengue : KT gây opsonin hóa, bổ thể tạo thuận lợi cho thực bào nhưng đó cũng là điều kiện thuận lợi cho virus tiếp cận vào tận ĐTB thông qua FcR và C3R của ĐTB, đồng thời tb bị nhiễm trở thành đối tượng của Tc. Sự dung giải các tb bị nhiễm giải phóng ra các cytokin và các chất khác gây hàng loạt thay đổi miễn dịch.
Miễn dịch tb đóng vào trò chống virus với hiệu quả cao và hầu như để lại trí nhớ miễn dich vĩnh viễn cho cơ thể.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro