Câu 14chống mĩ cứu nước
Câu 14 phân tích hoàn cảnh lịch sử, nội dung đường lối kháng chiến chống mĩ cứu nước của đảng do hội nghị TƯ 11 (3-1965) và 12 (12-1965) của đảng thông qua ??
*Hoàn cảnh lịch sử
-Khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, CMTG đang ở thế tiến công. Do sự lãnh đạo của đảng, CMMN đã giành được ngững thắng lợi to lớn. Mĩ và bè lũ tay sai liên tiếp bị thất bại trong 2 chiến lược “ chiến tranh đơn phương (1954-1960)” và “ chiến tranh cục bộ (1961-1965)”
- Miền bắc đã khôi phục kinh tế sau khi chiến tranh hoàn thành kế hoạch 5 năm lần 1, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH tạo điều kiện thuân lợi cho miền bắc đánh bại chiến tranh phá hoại của Mĩ và tăng cường chi viện cho miền Nam.
- Nước ta tiếp tục nhân được sự viên trợ ngày càng lớn của các nước XHCN anh em đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc.
*Khó khăn
Mĩ mở rộng chiến tranh xâm lược bằng việc thực hiên các chiến lược chiến tranh mới “ chiến tranh cục bộ (1965-1968)” “ VN hóa chiến tranh (1969-1972)”
-Hơn nữa mâu thuẫn trong phe XHCN là sự bất đồng giữa liên xô và trung quốc ngày càng gay gắt đã gây ra những khó khăn lớn đối với CMVN.
* Nhận xét tình hình đó đặt ra yêu cầu đảng ta phải đề ra đường lối cứu nước mới, đường lối kháng chiến mới, hoàn thành mục tiêu giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
* Nội dung hội nghị TƯ lần thứ 11 (3-1963) và hội nghị TƯ lần thứ 12 (12-1965).
- Sau khi chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị thất bại, mĩ chuyển sang thực hiên chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền nam và tiến hành đánh phá miền Bắc. trước tình hình mới, hội nghị TƯ lần thứ 12 (12-1965) đã tập trung đánh giá tình hình và đề đường lối kháng chiến chống mĩ cứu nước trên phạm vi cả nước.
-Về nhận định và chủ trương của đảng: chiến lược “chiến tranh cục bộ” mà ĐQ mĩ đang tiến hành ở miền nam VN vẫn là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiêu mới. Mặc dù Mĩ đưa vào miền Nam VN hàng vạn quân viễn chinh thì tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch vẫn không có thay đổi lớn. Về phía ta lực lượng chủ lực của ta đã lớn mạnh, đủ sức chiếm giữ những vị trí quan trọng ở miền nam. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền nam là chính nghĩa nên được nhân dân tiến bộ thế giới ủng hộ trong đó có nhân dân mĩ. Hơn cả cuộc đấu tranh của nhân dân ta là cuộc chiến tranh toàn dân nên sức mạnh là vô địch. Về phía mĩ “chiến lược chiến tranh cục bộ” được đề ra trong thế thua, bị động nên chứa đựng nhiều mâu thuẫn mang tính chiến lược. Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa nên bị nhân dân thế giới lên án. Hơn nữa quân viễn chĩnh Mĩ không quen với khí hậu và địa hình VN lên gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai các chiến lược chiến tranh hiện đại. Theo nhận định của các chuyên gia Mĩ sẽ không sử dụng vũ khí nguyên tử tại VN
-Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: nêu cao khấu hiệu “ Quyết tâm thắng giặc Mĩ xâm lược” bảo vệ miền bắc giải phóng miền nam hoàn thành cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
-Phương châm chiến lược chung: đánh lâu dài dựa vào sức mình là chính càng đánh càng mạnh, cần cố gắng đến mức cao độ, tập trung lực lượng của 2 miền để mở những cuộc tấn công lớn tranh thủ thời cơ giành thắng lợi trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền nam
-Tư tưởng chỉ đạo: Miền Bắc tập trung xây dựng vững mạnh về kinh tế và quốc phòng đánh bại chiến tranh phá hoại của Mĩ và tăng cường chi viện cho tiền tuyến miền Mam. Miền Nam giữ vững và phát huy thế tiến công,kiên quyết tiến công và liên tục tiến công.
-Phương châm đấu tranh ở Miền Nam là kết hợp đấu tranh chính trị và quân sự,triệt để thực hiện 3 mũi giáp công quân sự,chính trị,binh vận. Trong giai đoạn hiên nay,đấu tranh quân sự có tác động trực tiếp và giữ 1 vị trí ngày càng quan trọng.
-Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa CM 2 miền. Trong cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước,Miền Bắc là hậu phương lớn,miền nam là tiền tuyến lớn. Bảo vệ miền Bác giải phong miền nam là 2 nhiệm vụ không tách rời nhau mà có quan hệ mật thiết và gắn bó với nhau. Khẩu hiệu chung của nhân dân cả nước lúc này là”tất cả để đánh thắng đế quốc Mĩ xâm lược”
*Nhận xét: Nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ 11 và nghị quyết trung ương lần thứ 12 đã thể hiện quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ của nhân dân ta,tinh thần độc lập và tự chủ,kiên trì thực hiện mục tiêu giải phóng miền Nam thống nhất nước.
-Đường lối giương cao ngọn cờ “độc lập dân tôc và chủ nghĩa xã hội” tiến hành đồng thời 2 chiến lược CM khác nhau ở 2 miền vừa phù hợp với thực tiễn nước ta vừa phù hợp với bối cảnh quốc tế.
-Đường lối là sự kế thừa và phát triển đường lối kháng chiến trước đó. Đây là cơ sở để nhân dân ta đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ mà trước hết đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” sau đó là tổng tiến công giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro