Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Câu 14: Trình bày sự tham gia của cộng đồng trong quản lý dự án thủy lợi

Câu 14: Trình bày sự tham gia của cộng đồng trong quản lý dự án thủy lợi (ý nghĩa, cơ sở khoa học chương trình nông dân tham gia  quản lý tưới, hội những người dùng nước WUA)?

TL:

I. Ý nghĩa

Trong quản lý khai thác hệ thống tưới tiêu, một giải pháp phi công trình về tổ chức quản lý tưới có sự tham gia của người dân thường mang lại hiệu quả cao. Vì nông dân là người trực tiếp được hưởng hiệu quả do tưới nước mang lại. Giải pháp này càng có ý nghĩa đối với các vùng khô hạn, khan hiếm nước vì nó đảm bảo sử dụng nước hợp lí, tiết kiệm, hiệu quả cao...

Hiện nay các hệ thống tưới tiêu được quản lý theo 3 hình thức:

-         Hội dùng nước quản lý toàn bộ hệ thống

-         Nhà nước quản lý toàn bộ hệ thống

-         Nhà nước quản lý các công trình đầu mối còn hội những người dũng quản lý phần còn lại

Đặc trưng của các hình thức quản lý trên như sau:

1) Hệ thống tưới tiêu do hội những người dùng nước (WUA) quản lý

            Mọi thành viên của hội đều được tham gia một cách dân chủ và bình

đẳng vào mọi công việc quản lý khai thác hệ thống, nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hội hoạt động hiệu quả. Tất cả các chi phí quản lý khai thác hệ thống do các hội viên bàn bạc, quyết định và phải đóng góp. Ban lãnh đạo hội dùng nước là cơ quan liên hệ giữa nông dân và chính quyền nhà nước.

2) Hệ thống tưới tiêu do nhà nước quản lý

          Doanh nghiệp nhà nước quản lý toàn bộ hệ thống, tuân thủ mọi chủ trương, chính sách, chế độ của nhà nước, ở một số quốc gia, nhà nước chỉ quản lý giai đoạn đầu sau đó chuyển giao cho hộ nông dân quản lý. Thông thường, các hệ thống công trình lớn, đa mục tiêu, mang nhiều lợi ích thì do nhà nước quản lý toàn bộ.

3) Hệ thống tưới tiêu được quản lý kiểu hỗn hợp

          Nhà nước quản lý các công trình đầu mối và kênh chính, các công trình trọng điểm, hội những người dùng nước quản lý các phần còn lại.

          Để nâng cao vai trò của nông dân và nâng cao hiệu quả quản lý, nhà nước không thể và không nên bao cấp mãi trong mọi khâu, mà cần có sự tham gia của nông dân, chuyển giao cho nông dân quản lý khai thác từng phần hoặc toàn bộ hệ thống thủy nông trên địa bàn của họ.

          Ở Việt Nam, vấn đề nông dân tham gia quản lý tưới mới được thực hiện trong vài năm gần đây và mang lại nhiều hiệu quả tốt.

II. Cơ sở khoa học chương trình nông dân tham gia quản lý tưới (PIM)

- Quản lý bao hàm vận hành, khai thác và bảo dưỡng luôn gắn liền với người sử dụng.

- Hiệu quả của hệ thống tưới phụ thuộc rất nhiều vào người sử dụng vì quyền lợi và nghĩa vụ của họ gắn liền với hệ thống. Họ phải được cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về hệ thống và quản lý tưới.

- Các kỹ thuật phải được cụ thể hóa thông qua hướng dẫn kỹ thuật, quy trình thao tác trong quá trình quản lý hệ thống.

          Đánh giá đúng vai trò và coi trọng quá trình tham gia của cộng đồng là yếu tố đảm bảo cho sự thành công và bền vững của các hệ thống thủy lợi

III. Hội những người dùng nước (WUA)

1) Các ưu điểm của hội dùng nước

- Tăng thêm tính cộng đồng, tăng trách nhiệm, sự tự chủ, phát huy và đóng góp ý kiến, tự giác thực hiện các nghĩa vụ trong toàn bộ quá trình quản lý và khai thác để nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống.

- Những người nông dân có cùng mục đích sử dụng nước có thể tập hợp lại và hợp tác trong việc phân chia sử dụng nước, chia sẻ lợi ích cũng như nghĩa vụ đóng góp thủy lợi phí, đóng góp công sức và kinh phí trong duy tu và bảo dưỡng công trình.

2) Một số kinh nghiệm tổ chức thành lập và hoạt động của WUA

Về cơ cấu tổ chức: Nhóm dùng nước (NDN) là thành phần của hội dùng nước, nhóm bao gồm những hộ dùng nước trên cùng một vùng do cùng một kênh mương cấp nước, hoặc bao gồm những hộ dùng nước có chung một mục đích...

Trong thực tế khi thành lập WUA gặp phải một số vấn đề như:

- Hai hộ nông dân sống trong cùng một làng nhưng là thành viên các WUA khác nhau

- Hai hộ nông dân sống ở hai làng khác nhau nhưng cùng một WUA

- Một hộ nông dân lại có ruộng ở các khu khác nhau của hệ thống, người này sẽ là thành viên của 2, 3 WUA...

Qua kinh nghiệm cho thấy nông dân được tổ chức thành nhóm theo vị trí ruộng của họ sẽ thuận lợi hơn là theo vị trí nhà của họ.

Trách nhiệm của nhóm người dùng nước là: Ký hợp đồng dùng nước, thanh lý hợp đồng và đóng thủy lợi phí với ban quản lý, nghiệm thu, ký nhận các diện tích tưới với các tổ chức thủy nông, đóng góp tu sửa kênh mương và các công trình nội đồng.

Ban quản lý do các thành viên hội người dùng nước bầu ra có trách nhiệm điều hành quản lý toàn bộ các công việc của hội, làm nhiệm vụ:

- Lập và điều hành thực hiện kế hoạch hoạt động của WUA

- Vận hành và bảo quản các công trình lớn và kênh lớn trong hệ thống, huy động các thành viên hỗ trợ cho các tu sửa lớn, phân phối nước cho công bằng hợp lý và giải quyết các tranh chấp.

- Tổ chức việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, hướng dẫn ký thuật, quy trình, quy phạm về QLKT công trình

Tổ thủy nông: mỗi nhóm dùng nước sẽ bầu ra một tổ thủy nông để quản lý các con kênh thuộc nhóm dùng nước, có nhiệm vụ:

-         Phân phối nước công bằng và hợp lý cho mỗi thửa ruộng và giải quyết các tranh chấp giữa các nông dân trong NDN

-         Quản lý và bảo dưỡng kênh mương do tổ chức TN quản lý

-         Huy động NDN tham gia vào các sửa chữa, thu thủy lợi phí từ các hộ dùng nước, NDN...

Các bước thành lập tổ chức WUA: WUA được thành lập trên cơ sở tự nguyện sau khi nông dân được phổ biến nâng cao nhận thức.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #mai