Câu 14
CÂU 14: TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ QUÓC TẾ
1. Định nghĩa:
Chế định TNPLQT là tổng thể các ngtắc và QP LQT điều chỉnh các qh psinh giữa các chủ thể LQT (chủ yếu là giữa các QG) do vi phạm LQT (hoặc trong trường hợp thực hiện các hành vi mà luật ko cấm), gây thiệt hại cho chủ thể khác, phải có nghĩa vụ đáp ứng đòi hỏi về mặt chính trị và vật chất của bên bị hại.
2. Ý nghĩa:
Chế định TNPLQT là công cụ pháp lý cần thiết nhằm đảm bảo sự tuân thủ các QP LQT của chủ thể LQT, do ý nghĩa răn đe và khôi phục lại các quyền cùng trật tự pháp lý bị xâm hại của chế định này, thông qua các hình thức và thể loại truy cứu trách nhiệm.
3. Chủ thể qh TNPLQT:
Chủ thể qh TNPLQT là chủ thẻ của LQT, bao gồm chủ thể chịu TNPLQT và các chủ thể thực hiện truy cứu TNPLQT.
Điều kiện: có tham gia.
+ Ý chí độc lập.
+ Có các quyền, nghĩa vụ.
+ Có khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý QT.
4. Sự kiện pháp lý làm psinh TNPLQT:
- Hành vi VPPL QT gây thiệt hại.
- Hành vi hợp pháp của chủ thể LQT gây thiệt hại đối với chủ thể khác (TNPL khách quan)
5. Cơ sở của TNPLQT:
- Hiến chương LHQ.
- Các văn bản pháp lý QT quan trọng (vd: CƯ 1973 về tội phân biệt chủng tộc và trừng trị tội đó; các CƯ về đền bù thiệt hại đối với việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật có độ nguy hiểm cao...
6. TNPL chủ quan: là trách nhiệm psinh từ hành vi VPPL QT của chủ thể LQT.
a. Mục đích: trừng phạt, khôi phục trật tự pháp lý bị vi phạm.
b. Cân cứ xác định trách nhiệm:
* Cơ sở pháp lý:
- Nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm pháp lý của các QG có thể xuất phát từ các VB áp dụng PL.
- Trong 1 số trường hợp xác định, các VB đơn phương của các QG cũng có thể là cơ sở truy cứu TNPLQT.
* Cơ sở thực tiễn:
- Có hành vi trái PLQT: vi phạm các ngtắc và QP LQT, vi phạm các nghĩa vụ QT, ko thực hiện hoặc thực hiện ko đúng các cam kết QT, ko thực hiện những hành vi cần phải thực hiện theo đúng qđ của LQT nhằm ngăn ngừa, trừng trị kẻ vi phạm. Biểu hiện:
+ QG ko thực hiện or thực hiện ko đúng những nghĩa vụ QT đã cam kết.
+ Ko thực hiện những nghĩa vụ psinh trong qh tố tụng QT (vd ko chấp hành phán quyết của Tòa Công lý QT).
+ QG làm trái những qđ trong các VBPL mà QG đơn phương ban hành, ngăn cản các QG khác thực hiện các quyền chính đáng của họ (vd QG đơn phương đình chỉ bất hợp pháp quyền qua lại ko gây hại của tàu thuyền trong vùng lãnh hải).
- Có thiệt hại psinh:
Thiệt hại có thể là thiệt hại vật chất (lãnh thổ, tài sản QG) or là thiệt hại phi vật chất (chủ quyền,.danh dự, uy tín của QG) or cả 2.
Xác định rõ yếu tố thiệt hại là cơ sở quan trọng để tính toán việc bồi thường. QG gây thiệt hại chỉ phải bồi thường những thiệt hại trực tiếp.
- Có mqh nhân quả giữa hành vi trái PL và thiệt hại xảy ra. Xem xét yếu tố này có ý nghĩa đảm bảo tính khách quan, tính quy luật, tránh sự suy diễn chủ quan.
Lưu ý: Vấn đề "lỗi" ko được coi của chủ thể vi phạm ko được coi là yếu tố có tính đk trong xác định TNPLQT.
c. Các căn cứ miễn TNPLQT: 4 trường hợp:
- Được sự thỏa thuận của các bên.
- QG thực hiện quyền phòng vệ chính đáng.
- Khi QG tiến hành các biện pháp trả đũa hợp pháp.
- Do tình trạng bất khả kháng.
d. Các hình thức thực hiện trách nhiệm:
- Đối với thiệt hại vật chất:
+ Khôi phục nguyên trạng.
+ Đền bù thiệt hại.
- Đối với thiệt hại phi vật chất:
+ Đáp ứng đòi hỏi của bên bị hại (hứa ko vi phạm tiếp, xin lỗi, bày tỏ sự đáng tiếc, trừng phạt những người vi phạm).
+ Trả đũa (theo LQT hình thức này phải được thực hiện 1 cách vừa mức).
+ Trừng phạt:
mang tính chất nghiêm khắc nhất, áp dụng với các VP LQT nghiêm trọng và chỉ được tiến hành mang tính chất tập thể.
Thường được tiến hành theo 3 phương thức: trừng phạt phi vũ trang (cắt đứt qh ngoại giao...), trừng phạt bằng lực lượng vũ trang và trừng phạt bằng cách hạn chế chủ quyền (chiếm đóng 1 phần lãnh thổ...).
Ngtắc vừa mức ko được áp dụng.
Theo LQT hiện nay, việc 1 nhóm QG thực hiện biện pháp trừng phạt ko dựa trên cơ sở qđịnh của HĐBA là hành vi bất hợp pháp.
+ Trong 1 số trường hợp có thể đền bù thiệt hại, nhưng chỉ mang tính chất tượng trưng.
7. TNPL khách quan (trách nhiệm vật chất đối với thiệt hại gây ra bởi hành vi LQT ko cấm)
a. Cơ sở xác định TNPL kquan:
- Có QP pháp lý qđ nghĩa vụ và quyền tương ứng trong trách nhiệm kquan (cơ sở pháp lý).
- Có sự kiện lmà psinh hiệu lực áp dụng của các QP pháp lý nêu trên (cơ sở thực tiễn).
- Có mqh nhân quả giữa sự kiện pháp lý và thiệt hại vật chất psinh.
b. Các hình thức thực hiện trách nhiệm:
- Đền bù bằng tiền hoặc hiện vật: đây là hình thức chủ yếu. Ngtắc chung của việc bồi thường là sự bồi thường phải tương xứng với thiệt hại xảy ra, và phải bồi thường toàn bộ.
- Thay thế thiệt hại bằng việc chuyển giao cho chủ thể bị hại những đối tượng tương ứng về ý nghĩa và giá trị, thay thế đối tượng bị mất đi.
8. TNPLQT của QG:
QG chịu TNPLQT đối với hành vi của:
- Cq nhà nước.
- Viên chức NN có thẩm quyền (được NN ủy quyền).
- Cá nhân, tổ chức mang quốc tịch QG, thuộc quyền quản lý của QG.
Vd: 2 trường hợp:
+ CD VN tấn công viên chức ngoại giao (gồm trách nhiệm của cá nhân - TNHS và trách nhiệm của QG - trách nhiệm pháp lý).
+ CD VN tấn công người nước ngoài (chỉ là TNPLQT của QG khi QG ko thực hiện các biện pháp cần thiết để trừng trị).
9. TNPLQT của tổ chức QT:
* TNPLQT của tổ chức QT là trách nhiệm psinh từ việc các tổ chức QT này vi phạm các nghĩa vụ QT được qđ trong các ĐƯQT và các nguồn PL khác.
* Cơ sở xác định TNPLQT của tổ chức QT:
- Tổ chức QT và các nhân viên của tổ chức có hành vi vi phạm các qđ của ĐƯ thành lập tổ chức, ĐƯQT mà tổ chức là thành viên, qđ của PL QT và các VBPL QG nơi tổ chức QT đóng trụ sở or tiến hành hoạt động.
- Tổ chức QT gây ra thiệt hại cho các tổ chức, các QG khác or các thể nhân, pháp nhân.
* Thực hiện TNPLQT của tổ chức QT: Tổ chức QT có thể gánh chịu trách nhiệm vật chất và trách nhiệm phi vật chất.
Tổ chức QT phải gánh chịu trách nhiệm đối với hoạt động của các cơ quan, thiết chế cũng như các nhân viên của tổ chức.
Mặt khác, tổ chức QT có thể là chủ thể đưa ra yêu cầu về bồi thường thiệt hại do QG, cq, CD nước sở tại gây ra cho nhân viên và cho tổ chức đó.
• So sánh TNPL chủ quan - khách quan:
Chủ quan Khách quan
Căn cứ - Có hành vi VPPL.
- Có thiệt hại xảy ra.
- Có mqh nhân quả giữa
hvi - thiệt hại. - Có hành vi gây hại.
- Có VBPLQT cụ thể qđịnh.
- Có mqh nhân quả giữa hvi -
thiệt hại.
Hình thức thực hiện
trách nhiệm - Tr.nhiệm vật chất.
- Tr.nhiệm phi vật chất.
- Kết hợp. Tr.nhiệm vật chất (ko vi
phạm nên ko có tr.nhiệm
phi vật chất).
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro